Tại Bali, Indonesia, Ngoại trưởng 10 nước ASEAN đã có những cuộc trao đổi tích cực và thẳng thắn, nhằm chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo ASEAN.
|
|
Tình hình thiên tai tại Thái Lan, nỗ lực trở thành thành viên mới của Timor Lester, khả năng Myanmar sẽ đảm nhận chức vụ Chủ tịch ASEAN vào năm 2014, tình hình biển Đông và nhiều vấn đề đang được quan tâm hiện nay của mọi thành viên ASEAN đã được đặt lên bàn nghị sự trong cuộc họp của các Bộ trưởng Ngoại giao. Những vấn đề này được bàn thảo trong bối cảnh ASEAN đang nỗ lực nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN trên ba trụ cột và các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.
Các Ngoại trưởng ASEAN đã hoan nghênh những tiến triển gần đây về tình hình Myanmar nhưng quyết định về việc nước này có đảm nhận chức Chủ tịch ASEAN năm 2014, sau nhiệm kỳ của Campuchia sẽ được đưa ra tại Hội nghị cấp cao ASEAN sắp tới.
Một đề nghị về các biện pháp phối hợp đối phó của toàn bộ các nước ASEAN khi xảy ra thảm họa thiên tai cũng như tái thiết sau thảm họa cũng được bàn thảo cụ thể. Đây là điều mang ý nghĩa tích cực khi tình hình thiên tai tại Thái Lan đang là vấn đề đáng lo ngại của cả khu vực. Với vấn đề biển Đông, các nước ASEAN cũng rất nỗ lực trong năm nay để đạt được tiến triển trong các cuộc đối thoại với Trung Quốc về vấn đề này.
Ông Djauhari Oratmangun, Trưởng đoàn quan chức cao cấp Indonesia tham gia ASEAN cho biết: “Dựa vào kết quả của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN từ tháng 7 tới, chúng tôi đang thúc đẩy việc thực hiện bản hướng dẫn thực thi Tuyên bố của các bên về cách ứng xử trên biển Đông DOC, các cuộc đối thoại đầu tiên về Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông COC cũng được khởi động. Sẽ có cuộc đối thoại giữa các quan chức cao cấp ASEAN và Trung Quốc về vấn đề này vào tháng 12 tới”.
Tổng biên tập Báo Bangkok Post (Thái Lan) Pitchai Chuensuksawadi phát biểu: “Đã có nhiều người cho rằng, trong ASEAN chỉ có đối thoại và đối thoại, nhưng tôi không nghĩ như vậy. ASEAN lúc đầu chỉ có 6 thành viên và có rất nhiều vấn đề, nhưng giờ đây chúng ta đang chung sống cùng nhau, cùng có lợi. Tôi tin tưởng rằng, nếu không có ASEAN, chúng ta không thể có sự ổn định trong tương lai. Về mặt kinh tế, trao đổi nội khối của các thành viên ASEAN đã lên tới 25%, tôi cho rằng, ở một mặt nào đó, ASEAN là diễn đàn đối thoại, nhưng nó mang lại lợi ích cho cả khu vực và khiến cả khu vực tiến lên phía trước”.
Đúng như nhận định của các nhà phân tích, theo dõi hội nghị của các Ngoại trưởng ASEAN có thể thấy một sự biến đổi của diễn đàn đối thoại này. Ngoại trưởng Indonesia sau khi rời ghế chủ tọa của các cuộc đối thoại ngày hôm qua đã nói rằng, ASEAN hôm nay đã khác trước.
Giờ đây, chúng ta đang đi vào những hành động cụ thể, đối mặt và giải quyết trực tiếp những vấn đề mà chúng ta đang gặp phải, ví dụ như vấn đề tranh chấp biên giới Thái Lan, Campuchia, vấn đề biển Đông hay Myanmar, ASEAN đang trực tiếp đối thoại về các vấn đề đó để tìm ra một giải pháp phù hợp.
(Theo VTV)
Các học giả Trung Quốc đã quyết định trao giải Khổng tử Hòa bình - một phiên bản của Giải Nobel Hòa bình, cho Thủ tướng Nga Vladimir Putin. Theo giải thích của nhà tổ chức giải, ông Putin được chọn vì ông là một chính khách “xuất sắc và nổi bật trong nỗ lực duy trì hòa bình thế giới".
Đây là vụ không kích thứ 61 của Mỹ tại Pakistan trong năm 2011.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond hôm 14/11 đã tuyên bố với các nghị sĩ rằng, nước này có thể triển khai một loạt tên lửa đất đối không để bảo vệ Thế vận hội Olympic ở thủ đô London vào năm tới nếu điều đó là cần thiết.
Đây được xem như một biện pháp của Tổng thống Bashar al-Assad kéo dài thời gian trong khi nước này đang phải đối mặt với nguy cơ bị trừng phạt quốc tế