“6 tàu của Trung Quốc tiến vào vùng biển Nhật Bản”
- Cập nhật: Thứ sáu, 14/9/2012 | 8:39:23 AM
Lực lượng Phòng vệ Bờ biển của Nhật Bản cho biết 6 tàu của Trung Quốc đã tiến vào vùng biển Nhật Bản gần quần đảo Senkaku tranh chấp sáng sớm 14/9 và lực lượng này đã ra lời cảnh báo tàu phải rời khỏi đây.
Quần đảo Senkaku tranh chấp.
|
Sự việc trên xảy ra chỉ vài ngày sau khi chính phủ Nhật hoàn tất việc quốc hữu hóa quần đảo Senkaku mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
"Các tàu tuần tra của chúng tôi đang yêu cầu họ phải rời vùng lãnh hải của Nhật Bản," tuyên bố của lực lượng phòng vệ bờ biển nói.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã khẳng định sẽ duy trì cảnh giác ở mức độ cao nhất sau khi lực lượng phòng vệ bờ biển báo cáo rằng hai tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Nhật vào khoảng 6 giờ 18 phút sáng nay (2118 GMT ngày 13/9).
Theo lực lượng này, tiếp theo 2 tảu trên là nhóm 4 tàu khác tiến vào vùng biển của Nhật ngay sau 7 giờ sáng. Hai tàu đầu tiên đã rời khỏi đây lúc 7 giờ 48 phút.
Trong một tin từ Bắc Kinh, Tân Hoa Xã viết: "Hai hạm đội tàu hải giám Trung Quốc đã tới vùng biển quanh quần đảo Điếu Ngư và các đảo phụ cận ngày 14/9 và bắt đầu tuần tra và thực thi luật pháp tại đây."
Hôm 11/9, Tân Hoa xã loan tin Trung Quốc đã cử hai tàu hải giám tới nhóm đảo tranh chấp với Nhật Bản, sau khi phía Nhật tuyên bố sẽ tiến hành quốc hữu hóa nhóm đảo này.
Bản tin của Tân Hoa xã cho biết hai tàu Hải giám đã khởi hành tới khu vực quanh đảo Điếu Ngư - phía Nhật gọi là Senkaku - với mục đích "khẳng định chủ quyền tổ quốc."
Trước đó một ngày, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã tuyên bố Bắc Kinh sẽ "không lùi một tấc nào" trong tranh cãi chủ quyền lãnh thổ với Nhật Bản.
(Theo TTXVN)
Các tin khác
Tổng thống Barack Obama ngày 13-9 đã ra lệnh tăng cường an ninh ở tất cả các điểm ngoại giao của Mỹ trên khắp thế giới sau khi Lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi (Libya) bị tấn công và biểu tình tiếp diễn ở Cairo, Ai Cập.
Nhật Bản sẽ ngưng khai thác năng lượng hạt nhân vào năm 2030, căn cứ theo lộ trình của chính sách mà chính phủ nước này đưa ra sau thảm họa hạt nhân Fukushima, theo tin tức tờ Mainichi Shimbun (Nhật) đăng tải ngày 12.9.
Philippines đã chính thức lấy tên “Biển Tây Philippines” để đặt cho các vùng lãnh hải trên Biển Đông, động thái có nguy cơ “đổ thêm dầu vào lửa” trong mối quan hệ vốn đang căng thẳng với Trung Quốc.
Tính đến cuối ngày 12-9, số người chết trong biển lửa ở hai nhà máy đêm 11-9 của Pakistan đã tăng lên hơn 300 người. Đây là thảm họa công nghiệp tồi tệ nhất kể từ khi Pakistan giành độc lập năm 1947.