Nhật Bản triển khai chính sách hướng về Đông Nam Á

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/1/2013 | 8:25:04 AM

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã chọn 3 quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, làm đích đến trong chuyến công du đầu tiên kể từ khi nhậm chức.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Sau chuyến đi thăm Myanmar tuần qua của Phó Thủ tướng Taro Aso, Ngoại trưởng Nhật ngày 9.1 cũng đã lên đường đến Philippines, Singapore, Brunei và Australia. Các sự kiện này khẳng định chính sách tăng cường quan hệ hướng về Đông Nam Á của Chính phủ Nhật Bản.

Tầm quan trọng chiến lược

Ngày 10.1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã xác nhận thông tin về chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Abe trong tháng giêng. Chánh Văn phòng nội các Nhật Y.Suga cũng khẳng định chuyến thăm này của Thủ tướng Nhật nhằm tăng cường mối quan hệ với các nền kinh tế mới nổi đang đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Châu Á.

“Mục tiêu quan trọng của Nhật là tăng cường hợp tác với các quốc gia ASEAN nhằm đảm bảo hòa bình và thịnh vượng tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương” - ông Suga tuyên bố. Theo quan chức này, 3 quốc gia Đông Nam Á trên có tầm quan trọng chiến lược với Nhật Bản.

Trước đó, ông Abe dự định chọn Mỹ làm điểm đến công du đầu tiên nhằm thắt chặt quan hệ đồng minh với Mỹ. Song chuyến thăm bị hoãn lại do lịch trình bận rộn của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Chánh Văn phòng nội các Nhật nhấn mạnh chuyến thăm của Thủ tướng Abe không nhằm mục đích tái lập cân bằng với ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực. “Trung Quốc là một quốc gia quan trọng với Nhật Bản” - ông Suga nhận định. Quan hệ của Nhật Bản và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang trải qua căng thẳng do tranh chấp lãnh hải tại biển Hoa Đông từ tháng 9.2012. Trong chiến dịch tranh cử hồi tháng 12.2012, ông Abe cam kết sẽ cứng rắn trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Song các nhà phân tích cho rằng chính trị gia này sẽ trở lại với lập trường thực tiễn khi đã nhậm chức.

Hôm 9.1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã lên tiếng phản đối việc Chính phủ Nhật Bản cân nhắc có biện pháp mạnh đối với việc máy bay Trung Quốc tiếp cận khu vực quanh quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư), bao gồm cả phương án để Lực lượng Phòng vệ (SDF) nổ súng cảnh cáo. “Trung Quốc đang cảnh giác cao độ trước các động thái ngày càng gia tăng từ phía Nhật Bản” - ông Hồng Lỗi khẳng định.

Thúc đẩy hợp tác hàng hải với Philippines

Nhằm giảm bớt những tác động kinh tế từ căng thẳng quan hệ với Trung Quốc, ông Abe đã thúc đẩy quan hệ với các quốc gia Châu Á láng giềng, gửi Bộ trưởng Ngoại giao đến các quốc gia Đông Nam Á và cử phái đoàn đại diện đến Hàn Quốc và Nga.

Trong cuộc gặp ngày 10.1, Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida và người đồng cấp Philippines Albert del Rosario đã nhất trí tăng cường quan hệ đối tác chiến lược, bao gồm cả việc thúc đẩy hợp tác hàng hải trong bối cảnh có nhiều diễn biến nóng về tranh chấp chủ quyền biển đảo trong khu vực.

Ngoại trưởng Philippines cho biết Nhật sẵn sàng giúp Philippines tăng cường năng lực cho lực lượng bảo vệ bờ biển thông qua việc đào tạo nhân lực và nâng cấp hệ thống thông tin về an toàn hàng hải. Hiện hai nước đang xem xét việc Nhật Bản chuyển giao 10 tàu cứu hộ đa chức năng cho lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines.

Ngoài ra, Nhật Bản cũng đã quyết định tăng số tiền cho vay đối với hai dự án phát triển cơ sở hạ tầng ở Philippines, gồm một dự án đường sắt và dự án xây dựng sân bay.

(Theo LĐO)

Các tin khác
Dải Gaza bị tàn phá nặng nề do xung đột giữa Israel và Hamas

Trong một động thái khá bất ngờ, truyền thông Israel đêm qua dẫn lời một quan chức nước này tuyên bố rằng Tel Aviv sẵn sàng chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần 7 tháng qua ở dải Gaza với lực lượng Hamas. Trước đó, một số nguồn tin khu vực nhận định các cuộc thương lượng tiến tới thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin giữa Israel và Hamas, đã đạt thêm những tiến bộ đáng kể.

Binh sĩ thuộc Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) tham chiến tại Gaza.

Israel cảnh báo, cuộc đàm phán mới nhất với Ai Cập là “cơ hội cuối cùng” cho một thỏa thuận ngừng bắn, trước khi chiến dịch tấn công thành phố Rafah được triển khai.

Biểu tình tại Tel Aviv yêu cầu giải cứu con tin ở Gaza đang gây sức ép lên chính quyền Israel

Lãnh đạo 18 nước gồm Mỹ và các đồng minh Anh, Pháp kêu gọi Hamas thả con tin, tuy nhiên nhóm này tuyên bố chỉ thả con tin khi Israel ngừng bắn.

Một học sinh tại Manila lấy cặp để che đầu khi đến trường dưới thời tiết nắng nóng

Với mỗi lớp học chỉ vỏn vẹn có một hai chiếc quạt nhỏ, 7.000 trường công lập tại Philippines chuyển sang học trực tuyến do thời tiết nắng nóng lên đến 44 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục