Nhật thông qua gói kích thích kinh tế 226 tỉ USD

  • Cập nhật: Thứ bảy, 12/1/2013 | 8:33:05 AM

Chính phủ mới của Nhật vừa tung ra gói kích thích kinh tế trị giá 226,5 tỉ USD trong nỗ lực mới nhất nhằm vực dậy nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới với các kế hoạch tái thiết khu vực chịu thảm họa và củng cố quân đội.

Chỉ số Nikkei của Nhật tăng sau thông tin về gói kích thích của Thủ tướng Shinzo Abe.
Chỉ số Nikkei của Nhật tăng sau thông tin về gói kích thích của Thủ tướng Shinzo Abe.

Tân Thủ tướng Shinzo Abe, người vừa lên nắm quyền sau chiến thắng vang dội tại cuộc bầu cử tháng trước đã thực hiện một trong những cam kết quan trọng của mình bằng cách đưa ra gói kích thích nhằm tạo công ăn việc làm và chấm dứt giảm phát. Ông Abe hy vọng gói kích thích sẽ giúp tăng thêm 2% GDP thực tế và tạo thêm 600.000 việc làm.

Với gói kích cầu trị giá 20,2 nghìn tỉ yen (226,5 tỉ USD), Nhật Bản dành 13 nghìn tỉ yen cho gói kích thích kinh tế và trợ cấp lương hưu, số còn lại dành cho chính quyền địa phương và khu vực tư nhân. Trong số các giải pháp đưa ra, Nhật chú trọng đến tái thiết các khu vực chịu thảm họa, xây thêm trường học, bệnh viện có khả năng chống động đất và nâng cấp cơ sở hạ tầng với số tiền 3.800 tỉ yen. 3.100 tỉ yen khác dùng để xây dựng các nhà máy tiết kiệm nhiên liệu và thúc đẩy nghiên cứu tế bào gốc.

Gói kích thích cũng dành 3.100 tỉ yen để tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Ngoài ra Nhật còn xem xét chi 180 tỉ yen mua sắm tên lửa, trực thăng, máy bay chiến đấu nhằm củng cố quân đội trong bối cảnh nước này đang vướng vào căng thẳng chủ quyền với Trung Quốc ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Phản ứng tích cực trước gói kích cầu nói trên, chỉ số Nikkei của Nhật tăng 1,5% - mức chưa từng thấy kể từ trận sóng thần tháng 3.2011. Đồng yen cũng giảm xuống mức 85,35 yen/USD, thấp nhất kể từ tháng 6.2010. Tuy nhiên, các kế hoạch chi tiêu khổng lồ cũng làm dấy lên lo ngại về sức khỏe tài chính của Nhật Bản, vốn đang khó khăn nhất trong số các nước công nghiệp với tỉ lệ nợ công gấp hai lần quy mô nền kinh tế.

Ông Taro Saito, chuyên gia kinh tế cao cấp của Viện Nghiên cứu NLI e ngại rằng đây chỉ là giải pháp ngắn hạn và Nhật Bản có thể rơi vào vòng luẩn quẩn, tiếp tục cần các gói kích thích khác.

Trên thực tế, xuất khẩu của Nhật bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm nhu cầu từ các thị trường chủ chốt như Mỹ, EU do khó khăn kinh tế và Trung Quốc do tranh chấp lãnh thổ. Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của Nhật Bản, đồng thời cũng là một trong những thị trường tiêu dùng phát triển nhanh nhất thế giới.

Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 11.1, Thủ tướng Shinzo Abe cho rằng việc chủ định nhằm vào các lợi ích kinh doanh của Nhật Bản tại Trung Quốc trong cuộc tranh chấp lãnh thổ là “sai lầm” và điều đó không chỉ gây hại song phương mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Trung Quốc.

“Tôi muốn nói rằng vì mục đích chính trị mà gây hại cho các doanh nghiệp và cá nhân Nhật Bản ở Trung Quốc - những người đã có đóng góp cho nền kinh tế và xã hội Trung Quốc - là việc làm sai lầm đối với một nhà nước có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” - ông Shinzo Abe nói.

(Theo LĐO)

Các tin khác
Dải Gaza bị tàn phá nặng nề do xung đột giữa Israel và Hamas

Trong một động thái khá bất ngờ, truyền thông Israel đêm qua dẫn lời một quan chức nước này tuyên bố rằng Tel Aviv sẵn sàng chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần 7 tháng qua ở dải Gaza với lực lượng Hamas. Trước đó, một số nguồn tin khu vực nhận định các cuộc thương lượng tiến tới thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin giữa Israel và Hamas, đã đạt thêm những tiến bộ đáng kể.

Binh sĩ thuộc Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) tham chiến tại Gaza.

Israel cảnh báo, cuộc đàm phán mới nhất với Ai Cập là “cơ hội cuối cùng” cho một thỏa thuận ngừng bắn, trước khi chiến dịch tấn công thành phố Rafah được triển khai.

Biểu tình tại Tel Aviv yêu cầu giải cứu con tin ở Gaza đang gây sức ép lên chính quyền Israel

Lãnh đạo 18 nước gồm Mỹ và các đồng minh Anh, Pháp kêu gọi Hamas thả con tin, tuy nhiên nhóm này tuyên bố chỉ thả con tin khi Israel ngừng bắn.

Một học sinh tại Manila lấy cặp để che đầu khi đến trường dưới thời tiết nắng nóng

Với mỗi lớp học chỉ vỏn vẹn có một hai chiếc quạt nhỏ, 7.000 trường công lập tại Philippines chuyển sang học trực tuyến do thời tiết nắng nóng lên đến 44 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục