Di tích của Triều Tiên được công nhận di sản văn hóa thế giới

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/6/2013 | 8:06:48 AM

Những lăng mộ, pháo đài và một ngôi trường tại thành phố Kaesong của CHDCND là những công trình kiến trúc cổ mới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Thành phố Kaesong của Triều Tiên nhìn từ xa.
Thành phố Kaesong của Triều Tiên nhìn từ xa.

UNESCO cho biết có 12 di tích tại thành phố Kaesong có từ triều đại Goryeo lần đầu tiên được công nhận là di sản văn hóa thế giới, mang nhiều giá trị về mặt chính trị, văn hóa, giáo dục và tâm linh, theo AFP ngày 23.6.

Các lăng mộ của các vị vua triều đại Goryeo và các pháo đài vẫn đứng vững, tồn tại sau nhiều cuộc chiến máu lửa trong giai đoạn lịch sử từ năm 918 đến 1392.

Các di tích này chỉ nằm cách vài km với khu công nghiệp chung Kaesong của Triều Tiên và Hàn Quốc. Khu công nghiệp này bị đóng cửa hồi tháng 4 do căng thẳng hai nước leo thang.

Kaesong được thành lập kể từ năm 919 dưới triều đại Goryeo (919 - 1392). Dưới triều đại Goryeo, Triều Tiên được biết đến với tên nước là Koryo.

Trước đây, Kaesong do Hàn Quốc kiểm soát, nhưng sau khi chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) kết thúc, Kaesong thuộc về Triều Tiên.

Cũng trong tuần này, UNESCO công nhận hàng chục di sản văn hóa thế giới khác, chẳng hạn núi Phú Sĩ của Nhật Bản, núi Etna của Ý…

(Theo TNO)

Các tin khác
Phe nổi dậy không thể mạnh lên vì những mâu thuẫn nội bộ sâu sắc.

Phe nổi dậy Syria đã nhận được những chuyến hàng vũ khí thiện chiến hơn, uy lực hơn từ các nước đồng minh vùng Vịnh trong những tuần gần đây, trong đó có cả tên lửa phòng không, tên lửa chống tăng. Đây là hai thứ vũ khí mà từ lâu phe nổi dậy vẫn thèm muốn và những vũ khí này được cho là có thể giúp phe nổi dậy đẩy lùi đà tiến quân mạnh mẽ của quân chính phủ.

Vi rút H6N1 thường được tìm thấy ở gia cầm, chỉ gây bệnh nhẹ

Cơ quan Y tế Đài Loan (DOH) ngày 21.6 xác nhận một phụ nữ 20 tuổi vừa nhiễm vi rút cúm H6N1, lần đầu tiên vi rút này được báo cáo xuất hiện ở người trên thế giới.

Một vụ đánh bom ở Damacus.

Ít nhất 6 dân thường đã bị thiệt mạng và khoảng 30 người bị thương trong các vụ bạo lực do lực lượng nổi dậy tiến hành trên toàn Syria trong ngày 20/6.

Rất đông người biểu tình đã xuống đường tại Brazil

Brazil đã phải đối mặt với làn sóng biểu tình chống chính phủ và bạo lực mới khi ước tính có tới khoảng 800.000 người đổ ra đường. Tình hình khiến Tổng thống Dilma Rousseff phải hủy lịch trình công du tới Nhật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục