Đảng bộ Văn Yên: Nâng cao chất lượng cán bộ, đảng viên cơ sở

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/3/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, trong năm qua, Đảng bộ huyện Văn Yên (Yên Bái) đã tập trung làm tốt công tác xây dựng Đảng, nhanh chóng đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Nổi bật là việc thực hiện Đề án số 64- ĐA/BTCTU, ngày 21/8/2006 của BTC Tỉnh uỷ về phát triển chi bộ thôn bản giai đoạn 2006-2008.

Chế biến gỗ rừng trồng tại xã An Thịnh, huyện Văn Yên.
Chế biến gỗ rừng trồng tại xã An Thịnh, huyện Văn Yên.

Trước khi thực hiện Đề án, toàn huyện Văn Yên có 53 chi, Đảng bộ cơ sở, 4.413 đảng viên. Trong tổng số 298 thôn, bản ở 26 xã, có 86 thôn bản ở 18 xã chưa có chi bộ riêng, chiếm tỷ lệ 29%. Điều đáng nói là những thôn chưa có chi bộ lại chủ yếu tập trung ở vùng cao, vùng sâu, lâu nay vẫn luôn thiếu nguồn phát triển Đảng.

Đồng chí Vũ Quang Hải - Trưởng Ban Tổ chức Huyện uỷ Văn Yên cho biết, bồi dưỡng, kết nạp được một đảng viên ở các thôn vùng cao là cả một quá trình lâu dài khó khăn nhưng đào tạo được rồi thì việc chấp hành Điều lệ Đảng của các đảng viên lại khó hơn. Như thôn Gò Xoan, xã Châu Quế Thượng, nơi 100% là đồng bào Mông sinh sống, năm 2005, khi thực hiện chương trình xoá thôn bản trắng đảng viên, cả thôn mới chọn được một đồng chí để bồi dưỡng, hai năm sau đó mới kết nạp được. Lúc đó, đảng viên này mới chỉ có một con, nhưng đến nay đã sinh tới 4 con, đây thực sự là vấn đề rất khó giải quyết.

Thực trạng trên đặt ra vấn đề nan giải đòi hỏi phải có một kế hoạch dài hơi mới có thể hoàn thành Đề án số 64 một cách bền vững. Thực hiện đề án của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã giao cho Ban Tổ chức huyện tiến hành khảo sát thực trạng tình hình tổ chức Đảng và đảng viên tại cơ sở và xây dựng Đề án về phát triển chi bộ thôn, bản trên địa bàn huyện, giai đoạn 2006-2009.

Sau khi xây dựng và ban hành Đề án, Ban Thường vụ đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để quán triệt, triển khai mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng và các nội dung cụ thể, lộ trình thực hiện các bước trong Đề án, từ đó, các Đảng bộ đã cụ thể hoá Đề án của huyện, xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể, phân công từng đồng chí cấp uỷ viên phụ trách thôn, bản chưa có chi bộ riêng để củng cố kiện toàn các tổ chức đoàn thể ở thôn, bản và xây dựng kế hoạch tạo nguồn phát triển Đảng.

Để gắn việc thành lập các chi bộ thôn, bản một cách bền vững, Đảng bộ huyện đặc biệt chú trọng triển khai nghiên cứu, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh tới cán bộ chủ chốt, các chi, Đảng bộ trực thuộc và toàn thể đảng viên. Việc quán triệt nghị quyết được gắn với các chương trình hành động cụ thể tại mỗi chi, Đảng bộ. Việc giáo dục chính trị tư tưởng được gắn hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm qua đó, đã làm lập trường chính trị và tư tưởng của mỗi đảng viên nâng lên.

Sau 2 năm triển khai Đề án 64 đã có 86/86 thôn bản của 18/18 Đảng bộ xã hoàn thành mục tiêu đề ra, đạt 100% kế hoạch, trong đó, có 65 thôn thực hiện Đề án bền vững. Đề án 64 đã khắc phục được tình trạng thôn, bản đông đảng viên nhưng chưa thành lập chi bộ riêng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đảng viên tham gia sinh hoạt tốt hơn; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và đảng viên cơ sở, khắc phục được tình trạng cán bộ, đảng viên quan liêu, xa dân, thiếu trách nhiệm...

Vững mạnh trên cả ba mặt: chính trị, tư  tưởng và tổ chức, Đảng bộ Văn Yên đã lãnh đạo nhân dân hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 12,2%, tăng 0,4% so với năm 2007; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng; tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 49% năm 2007 xuống còn 45,8%, tỷ trọng  công nghiệp - xây dựng tăng từ 23,7% năm 2007 lên 26,1%, dịch vụ tăng lên 28,1%; thu nhập bình quân đạt 8,4 triệu đồng người/năm, tăng 1,4 triệu đồng so với năm 2007.

Kết quả trong phát triển KT-XH năm 2008 là tiền đề quan trọng để Đảng bộ Văn Yên thực hiện thành công mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết tỉnh Đảng bộ khóa XVI và Nghị quyết Đảng bộ huyện khóa XIII.

Anh Dũng

Các tin khác

YBĐT - Chỉ là một chi bộ nhỏ nhưng ở Chi bộ Tân Dân I, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái có thể rút ra được những bài học không nhỏ cho công tác xây dựng Đảng. Đặc biệt là trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, từ đó nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng cán bộ, đảng viên.

Rừng trồng ở thôn Ba Luồn, xã Vũ Linh (Yên Bình).

YBĐT - Xác định năm 2009 là năm quan trọng để hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2005 – 2010, ngay từ đầu năm, Đảng bộ xã Vũ Linh, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã xây dựng các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội sát với thực tế yêu cầu của địa phương và giao nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí trong Đảng ủy.

YBĐT - Chi bộ là hạt nhân lãnh đạo, là nơi đưa mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng vào cuộc sống; là nơi trực tiếp tập hợp, vận động quần chúng thực hiện các nhiệm vụ chính trị và lắng nghe những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng chính đáng và hợp pháp của nhân dân để tiếp thu, phản ánh với cấp có thẩm quyền kịp thời có những chủ trương, chính sách; đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và thực tế đang đặt ra, bởi muốn chính sách đi vào cuộc sống, trước hết phải đưa được cuộc sống vào chính sách.

YBĐT - Từ tháng 8 năm 2007 trở về trước, khi nhắc đến xã Cảm Nhân (Yên Bình - Yên Bái) là nhớ tới ngay một Đảng bộ yếu kém, đời sống nhân dân khó khăn, nhiều tệ nạn xã hội... Trong hai năm 2005 - 2006, nhiều chỉ tiêu Nhà nước giao đều không đạt và Đảng bộ xã xếp loại yếu kém. Nhưng nay, Cảm Nhân đã có chuyển biến mạnh mẽ, tạo bước đột phá trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Điều gì khiến Cảm Nhân thay đổi như vậy?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục