Đại hội Đảng bộ xã Púng Luông: Những bài học kinh nghiệm
- Cập nhật: Thứ hai, 11/1/2010 | 9:30:39 AM
YBĐT - Ngày mùng 5 và 6/1/2010, Đảng bộ xã vùng cao Púng Luông, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) là xã đầu tiên ở Yên Bái làm điểm đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2010 – 2015 bầu trực tiếp Ban thường vụ, Bí thư, Phó bí thư.
Các đại biểu bỏ phiếu bầu Ban chấp hành, Ban thường vụ và Bí thư, Phó bí thư Đảng bộ xã Púng Luông.
|
>>> Xem tin Đại hội Đảng bộ xã Púng Luông
Bài học thành công...
Có thể nói, sự chuẩn bị của huyện cũng như xã một cách kỹ lưỡng trước khi tiến hành là bài học lớn cho sự thành công của Đại hội ở một Đảng bộ xã vùng cao có 12 chi bộ trực thuộc với tổng số 86 đảng viên chiếm tới 89% là đồng bào Mông. Đồng chí Nguyễn Văn Khánh – Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải cho biết: “Đảng bộ huyện đã sớm quán triệt Chỉ thị số 37-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và triển khai kế hoạch của Tỉnh uỷ về thời gian tiến hành đại hội của các Đảng bộ cơ sở, thực hiện thí điểm chủ trương bầu trực tiếp Ban thường vụ, Bí thư, Phó bí thư; các văn bản hướng dẫn của các ban xây dựng Đảng của tỉnh và huyện, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Đảng bộ xã Púng Luông tiến hành Đại hội.
Cùng với xây dựng Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 37-CT/TW, kế hoạch về tổ chức Đại hội Đảng bộ xã Púng Luông thực hiện thí điểm chủ trương đại hội trực tiếp bầu Ban thường vụ, Bí thư, Phó bí thư; Đảng bộ huyện thông báo phân công các đồng chí ủy viên Ban thường vụ phụ trách khu, cấp uỷ phụ trách xã trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị tiến hành đại hội chi, Đảng bộ cơ sở; thông báo thời gian tiến hành Đại hội Đảng bộ xã Púng Luông; thông báo số lượng đoàn đại biểu của Đảng bộ xã đi dự đại hội Đảng bộ huyện gửi tới cán bộ chủ chốt từ huyện tới cơ sở. Ban thường vụ Huyện uỷ cũng đã sớm họp thảo luận thông qua Dự thảo văn kiện của Ban chấp hành Đảng bộ xã Púng Luông trình Đại hội Đảng bộ xã; xét duyệt Đề án nhân sự Ban chấp hành, Ban thường vụ, Bí thư, Phó bí thư, Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng uỷ của Đại hội Đảng bộ xã; quyết định ngày tổ chức Đại hội.
Ban Thường vụ Huyện ủy còn trực tiếp chỉ đạo các ban xây dựng Đảng; các cơ quan Tài chính - Kế hoạch, Văn hoá - Thông tin, Công thương, Đài Truyền thanh – Truyền hình, Công an huyện…tập trung hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc Đảng uỷ xã Púng Luông làm tốt công tác chuẩn bị tiến hành đại hội".
Chính nhờ sự sâu sát hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc, Đại hội Đảng bộ xã có được một Dự thảo văn kiện xây dựng công phu, bảo đảm đủ nội dung, kết cấu hợp lý, khoa học, đánh giá, phản ánh đúng, sát tình hình địa phương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp sát thực có tính khả thi cao. Các tham luận của đại biểu đều tập trung đúng, trúng vào các vấn đề lĩnh vực quan tâm đóng góp vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Dự thảo báo cáo chính trị.
Công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ xã Púng Luông cũng được tiến hành khẩn trương. Đảng uỷ xã căn cứ vào các văn bản, hướng dẫn của trung ương, tỉnh, huyện, nhanh chóng xây dựng kế hoạch chuẩn bị Đại hội. Đảng bộ xã đã mở hội nghị toàn thể đảng viên để quán triệt Chỉ thị số 37-CT/TW của Bộ Chính trị và các văn bản của trung ương, tỉnh, huyện cũng như Kế hoạch của Đảng uỷ xã; đồng thời thành lập tiểu ban văn kiện và nhân sự, tiểu ban phục vụ và bảo vệ Đại hội, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tiểu ban và từng thành viên. Qui trình công tác nhân sự Ban chấp hành, Ban thường vụ, Bí thư, các Phó bí thư, Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra của Đại hội được tiến hành theo đúng các bước qui định cũng như văn bản hướng dẫn về qui trình nhân sự của trung ương, tỉnh và huyện, hoàn thiện đề án nhân sự trình Ban thường vụ Huyện uỷ phê duyệt. Dự thảo văn kiện của xã sớm được tập trung xây dựng và hoàn thiện trình Ban thường vụ Đảng uỷ xã và huyện duyệt.
Công tác chuẩn bị phục vụ Đại hội như: hậu cần, trang trí, khánh tiết, vệ sinh, đảm bảo giao thông, bảo vệ…được thường xuyên kiểm tra đôn đốc. Việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình của cán bộ, đảng viên; đánh giá phân xếp loại từ tập thể Ban chấp hành Đảng bộ xã tới từng chi bộ và đảng viên được hoàn thành vào cuối tháng 12/2009. Đảng uỷ xã tập trung chỉ đạo các chi bộ, ban ngành, đoàn thể…với nhiều hình thức phong phú, đa dạng thông qua phương tiện thông tin, loa truyền thông, khẩu hiệu, biểu ngữ tập trung tuyên truyền trước và trong Đại hội. Đội ngũ cấp ủy phụ trách bản, bí thư các chi bộ trực thuộc, lãnh đạo các ban, ngành đoàn thể trực tiếp tuyên truyền tới cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác chuẩn bị cũng như tiến hành Đại hội Đảng bộ xã. Các phong trào thi đua như: thực hiện tốt bảo vệ rừng; chuẩn bị tốt các điều kiện cho sản xuất vụ đông xuân; làm đường giao thông liên thôn, xã…đã tạo ra khí thế sôi nổi. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2009 của Đảng bộ xã được hoàn thành và hoàn thành vượt mức, thiết thực chào mừng Đại hội.
Chính sự chuẩn bị chu đáo ấy, trong suốt quá trình diễn ra Đại hội, tổng số 81/86 đảng viên trong Đảng bộ xã; lãnh đạo các ban xây dựng Đảng của tỉnh, huyện; bí thư các xã trong huyện dự Đại hội được chứng kiến không khí đoàn kết, phấn khởi tin tưởng của các đại biểu. Nội dung, chương trình Đại hội diễn ra đúng hướng dẫn của Tỉnh ủy, điều hành khoa học, đúng với chỉ đạo của cấp trên. Một đại hội của dân chủ, trí tuệ; các đại biểu được lựa chọn và bỏ phiếu bầu trực tiếp 9/11 đồng chí có đủ uy tín, đức, tài tham gia vào Ban chấp hành; đặc biệt lựa chọn bầu được 3/4 đồng chí vào Ban thường vụ và bầu trực tiếp đồng chí Lù Pháng Khày làm Bí thư và 2 Phó bí thư Đảng uỷ xã có đủ năng lực gánh vác nhiệm vụ mà Đảng và dân giao phó; đồng thời lựa chọn bầu 5 đại biểu chính thức, 1 dự bị đi dự Đại hội Đảng bộ huyện.
...Và kinh nghiệm rút ra
Bài học thành công từ Đại hội điểm đầu tiên của Đảng bộ xã Púng Luông đã giúp cho các Đảng bộ xã, thị trấn trong huyện Mù Cang Chải cũng như xã, phường, thị trấn ở tỉnh Yên Bái rút ra được những kinh nghiệm sâu sắc để tổ chức thành công đại hội tại địa phương mình. Đồng chí Nguyễn Văn Tĩnh – Phó ban Tổ chức Tỉnh uỷ đánh giá: “Một đại hội được coi là thành công phải đạt được 3 tiêu chí là: công tác chuẩn bị; điều hành, tổ chức đại hội và nội dung đại hội. Đại hội Đảng bộ xã vùng cao Púng Luông được đánh giá là thành công tốt đẹp vì đã cơ bản thực hiện được các tiêu chí trên".
Để có được một đại h?i thành công, các Đảng bộ không nên coi nhẹ bất kỳ một khâu nào. Đối với trang trí khánh tiết, băng rôn, khẩu hiệu cần được trang hoàng đẹp và trang trọng. Điều hành chương trình chung và chi tiết cần được văn bản hoá, tránh nhầm lẫn, sai sót. Đối với các văn bản sai trong máy vi tính phục vụ đại hội cần xoá đi tránh để sử dụng nhầm lẫn. Nghi thức chào cờ phải giữ nguyên qui định không được thay đổi. Đối với lãnh đạo cấp trên từ tỉnh, huyện tới dự chỉ giới thiệu đồng chí có chức danh cao nhất. Để đại hội trang nghiêm, đoàn chủ tịch cần giới thiệu các cháu thiếu nhi vào chào mừng và cả đại hội đứng lên đón đoàn. Cách xưng hô sử dụng chung với mọi người trong đại hội thống nhất là “đồng chí”.
Ban kiểm phiếu đặc biệt lưu ý cần kiểm tra số lượng đảng viên có mặt là bao nhiêu, dự bị là bao nhiêu để phát đủ và đúng số phiếu, tránh phát cho đại biểu vắng mặt. Ban kiểm phiếu cần hướng dẫn bầu cử và phát phiếu bầu theo đúng qui định. Khi bỏ phiếu cần theo đúng trật tự đi phía sau hòm phiếu. Việc giới thiệu đại biểu bầu ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cần đúng theo qui định và hướng dẫn có số dư. Nếu bầu tròn Bí thư, phó bí thư phải xin ý kiến ban chấp hành. Khi tiến hành bầu trực tiếp bí thư, các Đảng bộ xã không nên để đồng chí bí thư dự kiến trong danh sách trực tiếp thay mặt đoàn chủ tịch điều hành đại hội mà chuyển sang đồng chí khác trong đoàn chủ tịch điều hành thay. Đối với bầu đoàn đại biểu dự đại hội Đảng bộ huyện, ngoài bí thư đương nhiên phải dự nếu có 5 đại biểu được phân bổ đi dự có thể giới thiệu bầu 6 đến 7 đồng chí, lấy những người phiếu thấp làm đại biểu dự khuyết, tránh phải một lần nữa bầu thêm đại biểu dự khuyết sẽ mất thời gian.
Đối với dự thảo báo cáo chính trị cần ngắn gọn, xúc tích, phản ánh đầy đủ, khái quát các mặt kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng… không nên thống kê dài dòng. Các mục tiêu đặt ra trong phát triển đảng viên, thu hút đoàn viên, hội viên cần đúng qui định, sát thực. Đối với vùng cao, báo cáo phải viết phù hợp với trình độ, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Kết cấu báo cáo cần bám sát hướng dẫn đánh giá được mục tiêu nhiệm vụ nhiệm kỳ qua; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới; những chủ trương, giải pháp lớn cần lãnh đạo thực hiện. Nội dung cần toàn diện, đối với giáo dục chính trị tư tưởng; công tác cán bộ; xây dựng hệ thống chính trị phải đánh giá được kết quả, nêu thực trạng cũng như giải pháp và hướng đổi mới phương thức lãnh đạo…
Báo cáo kiểm điểm ban chấp hành không nên quá dài, viết ngắn gọn, giảm bớt số liệu cụ thể đã nêu trong báo cáo chính trị; cần khái quát được lãnh đạo, đổi mới phương thức hoạt động của Đảng cũng như hệ thống chính trị. Báo cáo cũng cần kiểm điểm về lề lối, phong cách làm việc, điều hành của Ban chấp hành và cấp uỷ.
Đại hội điểm của Đảng bộ xã Púng Luông thành công tốt đẹp, để lại bài học, kinh nghiệm sâu sắc trong công tác tổ chức đại hội Đảng ở cấp xã, phường thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.
Minh Đức
Các tin khác
YBĐT - “Sau 3 năm triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì không chỉ cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể có những nhận thức sâu sắc, chuyển biến rõ rệt mà ngay cả những người dân nơi đây cũng vậy” - đồng chí Thào A Sàng – Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Mù Cang Chải phấn khởi cho biết.
YBĐT - Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát từ tỉnh đến cơ sở và sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Tổ chức Tỉnh ủy với các huyện, thị ủy trong thực hiện Đề án, đến ngày 20/5/2009, 100% thôn, bản (1.640/1.640) trong toàn tỉnh Yên Bái đã có chi bộ riêng, hoàn thành việc thực hiện Đề án trước 1 năm 7 tháng so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2005 - 2010 đề ra; trong 3 năm, các cơ sở Đảng trong tỉnh đã kết nạp 1.191 đảng viên.
YBĐT - Năm 2009 qua đi, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của thành phố trên các lĩnh vực phát triển kinh tế – xã hội, củng cố an ninh – quốc phòng, ổn định chính trị, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội của thành phố năm 2010 và những năm tiếp theo.
YBĐT - Sinh ra và lớn lên tại thôn Chùa, xã Chấn Thịnh (Văn Chấn), ông Hà Văn Thịnh đã từng phục vụ tại quân ngũ rồi trở về quê làm đội trưởng sản xuất, bí thư chi bộ thôn, Phó chủ tịch UBND xã và được tín nhiệm bầu là Bí thư Đảng bộ, Chủ tịch HĐND xã Chấn Thịnh.