Người phụ nữ Dao năng động

  • Cập nhật: Thứ ba, 14/10/2014 | 3:01:20 PM

YBĐT - Đến thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh (Yên Bình), mọi người thường nhắc đến gương làm kinh tế giỏi của vợ chồng chị Bàn Thị Mùi và anh Tướng Văn Bội. Từ nhiều năm nay, nắm bắt cơ hội, phát huy tiềm năng du lịch của địa phương, gia đình chị Mùi đã biết cách khai thác, phát triển kinh tế, có được nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Chị Mùi sắp xếp chỗ nghỉ cho khách du lịch.
Chị Mùi sắp xếp chỗ nghỉ cho khách du lịch.

Năm 2002, nhận thấy nhu cầu tìm hiểu bản sắc, khám phá và trải nghiệm cuộc sống của những đoàn khách nước ngoài, chị Mùi bàn bạc cùng gia đình tu bổ, sửa sang rộng rãi thêm ngôi nhà sàn đang ở và đầu tư mua sắm các vật dụng phục vụ du khách như chăn, ga, gối, đệm, mọi đồ dùng sinh hoạt truyền thống. Đến nay, gia đình chị Mùi đã xây dựng được 2 ngôi nhà sàn, diện tích 600m2 làm nơi lưu trú cho trên dưới 30 du khách. Chị thuê người đào ao nuôi cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rau xanh phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách; đầu tư đóng thuyền máy 12 chỗ chuyên chở khách tham quan trên hồ Thác Bà.

Qua nhiều năm phục vụ du khách chủ yếu là người Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Thụy Sỹ, Úc, Nhật Bản… chị động viên và cho các con theo học các lớp cao đẳng giao tiếp tiếng Anh, học nấu ăn và cao đẳng y tế, tạo thuận lợi trong việc phục vụ nhu cầu khách du lịch. Khách đến nghỉ tại gia đình chị Mùi được tính 70.000 đồng/suất ngủ/ngày; đóng góp tiền ăn chung cùng gia đình từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng/suất và thông thường, các đoàn đều nghỉ lại hai ngày, hai đêm. Năm 2013, gia đình chị đã đón tiếp, phục vụ trên 100 lượt với gần 600 khách du lịch.

Chị Mùi nói: “Khách đến với gia đình đều ở và sinh hoạt chung với mọi người trong nhà như một thành viên. Họ mong muốn được thăm quan hồ Thác Bà, đi bộ, leo núi, bơi thuyền nan, câu cá và được tận mắt thấy người dân bản địa làm kinh tế từ đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, trồng cây lâm nghiệp trên đảo hồ… cũng như muốn được thưởng thức ẩm thực, văn hóa”.

Biết đầu tư, khai thác những tiềm năng du lịch của địa phương, từ một hộ nghèo, đến nay, gia đình chị đã thoát nghèo, có thu nhập khá và nhiều người đã tìm đến chị để học tập kinh nghiệm. Hàng năm, gia đình chị Mùi thường xuyên ủng hộ xây dựng phong trào trong các dịp lễ, hội, tết, phong trào làm đường giao thông nông thôn… của xã và của thôn.

Đồng chí Trần Ngọc Tâm - Phó chủ tịch UBND xã Vũ Linh nói: “Các hộ làm du lịch cộng đồng tại Ngòi Tu đều mang tính tự phát. Những hộ biết cách đầu tư, khai thác, phát triển kinh tế và đạt được những thành quả như gia đình chị Bàn Thị Mùi thì chính quyền xã luôn ủng hộ và khuyến khích các hộ dân làm theo nhằm tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mang lại thu nhập cao cho người dân”.

Mong rằng, chị Mùi cùng những hộ làm du lịch tại thôn Ngòi Tu nói riêng và các gia đình tại các xã nằm trong vùng quy hoạch điểm du lịch cộng đồng của huyện Yên Bình ngày càng làm tốt hơn việc phục vụ, đáp ứng nhu cầu du lịch, tìm hiểu bản sắc, khám phá và trải nghiệm cuộc sống của những đoàn khách trong và ngoài nước. Chị Mùi vinh dự được bầu là đại biểu của xã đi dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Yên Bình tháng 8/2014 và của tỉnh Yên Bái vào trung tuần tháng 11/2014.

Vũ Đồng

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục