Hướng tới đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh yên bái lần thứ II – 2014

Gương mẫu đi đầu

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/11/2014 | 3:23:53 PM

YBYT - Không chỉ tiên phong áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phát triển kinh tế, đồng chí Hà Thị Tân - Bí thư Chi bộ 20, phường Pú Trạng (thị xã Nghĩa Lộ) còn gương mẫu thực hiện chủ trương, đường lối, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Dưới sự “chèo lái” của nữ Bí thư này, nhiều năm qua, Chi bộ 20 luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng…

Bí thư chi bộ Hà Thị Tân là một trong những người đầu tiên thử nghiệm trồng nấm Linh chi ở địa phương.
Bí thư chi bộ Hà Thị Tân là một trong những người đầu tiên thử nghiệm trồng nấm Linh chi ở địa phương.

Giữ chức vụ Bí thư ngay từ khi Chi bộ tổ dân phố 20 được chia tách và thành lập vào tháng 7/2011, đồng chí Hà Thị Tân hiểu rõ hơn ai hết những khó khăn, thách thức đang đợi mình phía trước. Làm thế nào để vực dậy một chi bộ còn non trẻ với 100% dân số sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp và ngành nghề phụ nhỏ lẻ luôn đau đáu trong suy nghĩ của Bí thư Tân. Qua các đợt học tập chuyên đề về "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ do cấp trên tổ chức, chị đã dần tìm ra giải pháp đưa Chi bộ đi lên.

Đồng chí Hà Thị Tân cho biết: “Sau khi được quán triệt, học tập Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", tôi nhận ra rằng, để việc học tập và làm theo Bác trở thành phong trào sâu rộng, lan tỏa trong cộng đồng dân cư thì trước hết mình phải gương mẫu đi đầu”.

Nghĩ là làm, trong phát triển kinh tế, chị tập trung đầu tư tăng gia sản xuất, kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Từ áp dụng kỹ thuật phân viên nén dúi sâu cho đến kỹ thuật chăm sóc lợn, trâu sinh sản, trồng rau sạch tại đất vườn… chị đều học hỏi, làm trước rồi truyền đạt lại, hướng dẫn cho bà con. Gia đình chị đã đưa các giống lúa hàng hóa như: Chiêm Hương, HT1... vào gieo cấy kết hợp sử dụng phân viên nén dúi sâu, năng suất lúa đạt từ 12,5 - 13,5 tấn/ha/năm. Bên cạnh đó, tăng hệ số sử dụng đất trong năm bằng cách tăng vụ, sản xuất vụ 3, chị mạnh dạn phát triển mô hình trồng ngô nếp bán bắp tươi;  500m2 rau cải, cà chua, bí được trồng theo mô hình sản xuất rau sạch và trồng nấm rơm, nấm sò, nấm Linh chi.

Từ một hộ khó khăn về kinh tế, đến nay, cuộc sống của gia đình chị Tân không những ổn định mà còn tích lũy được vốn để tái sản xuất với số tiền từ 15 đến 20 triệu đồng. Cũng chính từ số tiền tích lũy này, mỗi khi nhà nào khó khăn, thiếu vốn, chị đều trích một phần cho bà con vay không tính lãi. Từ suy nghĩ và hành động của mình, chị đã tạo ra một phong trào thi đua sản xuất, phát triển kinh tế rộng khắp trong từng bản làng, ngõ xóm. Đời sống của người dân đã có chuyển biến rõ nét, kéo theo sự trưởng thành ngày càng bền vững của Chi bộ.

Từ năm 2011, Chi bộ đã vận động nhân dân mạnh dạn áp dụng kỹ thuật phân viên nén dúi sâu cho 7,3ha/7,5ha canh tác lúa của tổ dân phố; động viên được 30 hộ dân đi học nghề trồng nấm rơm, nấm sò, nấm Linh chi tại Trường Trung cấp Nghề thị xã Nghĩa Lộ, đến nay đã có 36 hộ tham gia và đang cho thu hoạch. Ngoài ra, từ sự vận động của chị đã có hàng chục hộ mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã để đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn nái, lợn thương phẩm.

Đến nay, đã có một số hộ hoàn trả vốn vay và tiếp tục đầu tư từ nguồn vốn của gia đình tích lũy được để duy trì và mở rộng quy mô chăn nuôi… Hiện tổ dân phố 20 không có trường hợp sinh con thứ 3; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững, ổn định; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 14 triệu đồng/người/năm; không còn hộ thiếu đói, họ thuộc diện đặc biệt khó khăn…

Với những việc làm của mình, Bí thư Chi bộ 20 Hà Thị Tân đã thể hiện được vai trò lãnh đạo trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng phù hợp với nguồn lực và điều kiện thực tiễn của địa phương, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

Hùng Cường

Các tin khác
Ngôi nhà sàn to đẹp của gia đình anh Hoàng Đình Lâm.

YBĐT - Chăm chỉ lao động và biết tính toán làm ăn, hiện nay, anh Lâm đã có điều kiện xây dựng khuôn viên, làm nhà ở khang trang, sạch đẹp, trị giá hàng tỷ đồng và nuôi các con ăn học đầy đủ. Gia đình anh đã trở thành hộ có kinh tế khá giả nhất, nhì ở địa phương và được nhiều người đến học tập.

Thào A Khày (thứ hai, phải sang) hướng dẫn người dân kỹ thuật nuôi ong.

YBĐT - Lên Púng Luông (Mù Cang Chải), hỏi đến anh Thào A Khày - Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã, ai cũng biết và kính trọng bởi anh là người rất nhiệt tình tham gia các hoạt động của xã, thôn, bản, đặc biệt trong tuyên truyền, vận động nhân dân từ bỏ các hủ tục lạc hậu, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, vươn lên làm giàu.

Áp dụng tốt khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, mỗi năm, gia đình chị Hà Thị Khêu xuất bán trên 6 tấn lợn hơi.

YBĐT - Quyết tâm không để nghèo đói đeo bám, chị Hà Thị Khêu, dân tộc Tày ở thôn Đồng Cát, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã tích cực nắm bắt khoa học kỹ thuật và áp dụng vào chăn nuôi, vươn lên làm giàu. Không những thế chị còn là Bí thư Chi bộ hết lòng với công việc thôn xóm.

Chị Trương Thị Mỹ Hiền chăm sóc đàn gà của gia đình.

YBĐT - Chuyện như gia đình chị Trương Thị Mỹ Hiền (thôn Đức Tiến 1, xã Yên Bình, huyện Yên Bình) vươn lên thoát nghèo, trở thành một trong những điển hình làm kinh tế giỏi của địa phương không còn là chuyện hiếm ở xã thuần nông này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục