"Ông truyền thanh”

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/7/2015 | 10:25:28 AM

YênBái - YBĐT - Năm nay, ông Đoàn Xuân Hồng bước sang tuổi 52 và có 11 năm làm truyền thanh của phường Pú Trạng (thị xã Nghĩa Lộ). Người dân trong phường ai cũng quý mến ông vì lòng nhiệt tình mang đến cho bà con những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và những thông tin bổ ích khác nên mọi người quen gọi ông với cái tên trìu mến: “Ông truyền thanh”.

Ông Đoàn Xuân Hồng đang đọc bản tin của phường.
Ông Đoàn Xuân Hồng đang đọc bản tin của phường.

"A lô, A lô… Đây là đài truyền thanh phường Pú Trạng!". Vang lên lúc 5 giờ sáng hay 4 giờ chiều thứ 5 hàng tuần, bất chấp ngày nắng hay mưa, bà con trong phường đều đặn được nghe giọng nói quen thuộc của ông Đoàn Xuân Hồng. Bà Hà Thị Puồn, tổ 21 cho biết: "Nghe tiếng loa truyền thanh, nhất là tiếng của "ông truyền thanh", gia đình tôi và bà con trong tổ đều chú ý lắng nghe. Ông giống như người thân quen, chỉ bảo cho tôi kỹ thuật cấy lúa, chăn nuôi lợn, gà. Hơn thế, ông còn mang lại cho tôi tin tức địa phương, trong nước và thế giới. Giờ đây, một ngày không thấy tiếng loa, không được nghe loa "ông truyền thanh" tôi thấy hụt hẫng lắm!".

Ông Hồng cho biết, 11 năm gắn bó với nghiệp truyền thanh, cũng là 11 năm ông duy trì thói quen thức dậy vào 4h30 phút sáng để kiểm tra máy móc, chuẩn bị các công việc cần thiết cho buổi tiếp sóng chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam từ 5h - 6 giờ 30 phút và Đài Truyền thanh - Truyền hình Nghĩa Lộ từ 6 giờ 30 đến 7 giờ. Ông Hồng cho biết, đây là công việc ông rất yêu thích, nhưng những ngày đầu khi đảm nhận công việc này cũng thật lắm gian nan.

Kỷ niệm nhớ nhất là khi đi mắc các điểm loa truyền thanh, nhiều hộ đã kịch liệt phản đối vì sợ ồn ào, mất giấc ngủ, rồi sợ không hiệu quả. Hoặc là, những khi tự mày mò, học hỏi để xây dựng bản tin địa phương phục vụ nhân dân, ông cũng rất lúng túng về nghiệp vụ. Điều kiện làm việc cũng rất khó khăn vì năm 2004, Pú Trạng là một trong các xã, phường sớm thành lập hệ thống đài truyền thanh cơ sở của tỉnh nên chỉ có 1.500 mét đường dây, 10 điểm loa, chủ yếu phục vụ tiếp âm các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Yên Bái và Đài Truyền thanh - Truyền hình Nghĩa Lộ. Lúc đó, ông Hồng đang làm công tác văn hóa, xã hội của phường nên được phân công làm trưởng đài với mức phụ cấp rất khiêm tốn.

Tuy nhiên, với bản tính luôn chu đáo, có trách nhiệm trong mọi công việc, nhất là mong muốn mang đến sự hài lòng với thính giả nên hàng ngày, sau khi hoàn thành tiếp phát sóng, ông đều dành thời gian luyện giọng để không mắc lỗi khi đọc, tạo giọng đọc cuốn hút người nghe. Đồng thời, trước mỗi bản tin địa phương, ông còn chuẩn bị kỹ càng như: lên kế hoạch cụ thể cho từng bản tin trong tuần; xây dựng kịch bản cho bản tin… và có những bản tin ông phải thức đến khuya mới xây dựng xong. Nhờ vậy, nội dung những bản tin của phường khá phong phú, đa dạng, gần gũi với người dân. Trong đó, mỗi bản tin đều gồm: phần điểm tin hoạt động của phường trong những ngày qua; thông tin các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; gương người tốt việc tốt; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phổ biến pháp luật, an ninh trật tự; chương trình văn nghệ, thể dục - thể thao...

Tất cả những tin bài đều do "ông truyền thanh"  tự viết hoặc khai thác trên báo chí, tài liệu của phường hay những vấn đề diễn ra trong cuộc sống thường nhật của bà con trong phường. Ông Lã Công Sinh - Bí thư Đảng ủy phường Pú Trạng cho biết: "Hiếm có một người nào mà lại đam mê với nghiệp truyền thanh như ông ấy. Có ngày trời nắng trên 40 độ C, nhưng bà con thông báo loa hỏng thì dù ở đâu ông ấy cũng đến ngay để khắc phục. Tâm huyết, chịu khó, trách nhiệm cá nhân rất cao của ông Hồng, có thể nói, đó là một người làm công tác tuyên truyền xuất sắc nhất ở địa phương.

Thùy Hương

Các tin khác
Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Từ cây quế trung bình hàng năm gia đình ông Hoàng Văn On thu nhập trên 800 triệu đồng.

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.

Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục