Người phụ nữ dám nghĩ dám làm

  • Cập nhật: Thứ sáu, 1/4/2016 | 9:35:47 AM

YBĐT - Từ 2 bàn tay trắng, dám nghĩ dám làm, chị Nguyễn Thị Chức ở thôn An Lạc 4, xã Hán Đà, huyện Yên Bình đã trở thành chủ nhân của mô hình kinh tế tổng hợp với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Vườn bưởi của gia đình chị Nguyễn Thị Chức mỗi năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng.
Vườn bưởi của gia đình chị Nguyễn Thị Chức mỗi năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng.

Để có mô hình kinh tế VACR trị giá hàng trăm triệu đồng và trở thành bà chủ của 1 xưởng chế biến gỗ rừng trồng thường xuyên tạo công ăn việc làm cho 15 lao động, người phụ nữ nhỏ bé này đã trải qua bao khó khăn, vất vả. Song tình thương yêu, thuận vợ, thuận chồng, sự năng động, nhạy bén trong sản xuất, kinh doanh đã giúp vợ chồng chị vượt qua tất cả và trở thành tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc ở địa phương.

Sinh ra và lớn lên tại vùng nông thôn Hán Đà, chị thấu hiểu được cái đói, cái nghèo nên chị đã cùng chồng con tảo tần, chịu thương, chịu khó, làm lụng vất vả để bứt phá đi lên. Từ 8 triệu đồng nguồn vốn vay ngân hàng, chị đã đầu tư vào chăn nuôi, trồng rừng và trồng cây ăn quả. Hiện tại, trong vườn nhà chị có 60 gốc bưởi Khả Lĩnh, hàng năm, từ vườn cây ăn quả cũng cho thu nhập trên 100 triệu đồng.

Ngoài ra, chị còn tận dụng đất đai ngoài đảo hồ để trồng rừng với diện tích 12 ha, cộng với nuôi lợn, cấy lúa, trồng chè, nuôi cá, mỗi năm, gia đình chị có tổng thu nhập gần 200 triệu đồng. Kinh tế khá giả có của ăn, của để, năm 2013, chị lại bàn với chồng vay mượn thêm anh em, bạn bè để đầu tư mở xưởng chế biến gỗ rừng trồng với qui mô và dây chuyền sản xuất hiện đại.

Chị Chức chia sẻ: "Làm việc này với mục đích tăng thu nhập gia đình nhưng mặt khác tôi cũng muốn giúp đỡ chị em có công ăn việc làm vì ở nông thôn vất vả mà thu nhập lại thấp".

Xưởng chế biến gỗ rừng trồng của gia đình chị mới thành lập hơn 2 năm nay nhưng làm ăn khá hiệu quả. Năm 2015, đạt doanh thu hơn 1 tỷ đồng, tiêu thụ cho bà con trên 3 nghìn mét khối gỗ rừng trồng, đóng góp nguồn thu tích cực cho ngân sách địa phương; thường xuyên thu hút, tạo công ăn việc làm cho 15 lao động địa phương với mức thu nhập từ 3 đến 3,5 triệu đồng/người/tháng.

Đặc biệt, để đem lại nguồn lợi nhuận lớn, chị luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhờ đó, sản phẩm gỗ bóc của gia đình chị sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, chủ yếu xuất khẩu ở thị trường Trung Quốc và Ấn Độ.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị luôn là hội viên phụ nữ gương mẫu trong mọi phong trào hoạt động của Hội; tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện nhân đạo, sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm làm ăn và giúp đỡ khó khăn cho bà con lối xóm. Hộ nào thiếu vốn, chị vui vẻ cho vay tiền không tính lãi để cùng phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Chưa dừng lại ở đó, thời gian tới, chị sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng qui mô sản xuất, kinh doanh để tạo thêm nhiều công ăn việc làm nữa cho người lao động và làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Bí quyết thành công của người phụ nữ này là ngoài sự giúp đỡ tạo điều kiện của các cấp, các ngành, còn phải kể đến sự chung sức, đồng cam cộng khổ của người thân, gia đình và hơn thế là quyết tâm vượt qua đói nghèo. Chị xứng đáng là tấm gương sáng để chị em trong thôn, trong xã học tập làm theo.

Kiều Mười - Hải Yến (Đài TT - TH huyện Yên Bình)

Các tin khác
Ông Nguyễn Hồng Nghi (bên trái) kiểm tra chất lượng thi công các tuyến đường giao thông nông thôn.

YBĐT - Đến xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, nhắc đến ông Nguyễn Hồng Nghi - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) xã không ai là không biết.

Bác sỹ Cứ A Hồng khám bệnh cho trẻ em tại Trung tâm Y tế huyện.

YBĐT - Đến huyện Mù Cang Chải, nhắc đến tên bác sĩ Cứ A Hồng - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện, hầu như ai cũng biết và quý mến anh, bởi hơn 30 năm qua, bác sĩ Hồng luôn gần gũi, tận tình chăm sóc biết bao bệnh nhân.

Chị Giàu (bên phải) chăm sóc gia súc.

YBĐT - Chị Giàu cho biết: "Hiện nay, gia đình mình đã có 4 con trâu, hơn 10 con lợn, 15 con dê, thêm cả ruộng nước nữa nên giờ không còn lo đói”.

Chị Lường Thị Hoàn duy trì nghề thổ cẩm truyền thống của đồng bào Thái.

YBĐT - Không giống nhiều chị em người Thái có suy nghĩ chỉ quanh năm gắn bó với mảnh ruộng, chị Lường Thị Hoàn, thôn Đêu 2, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ không những tích cực phát triển kinh tế gia đình mà còn nhiệt tình tham gia hoạt động xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục