Bộ đội Cụ Hồ trên trận tuyến mới

  • Cập nhật: Thứ ba, 20/9/2016 | 7:29:51 AM

YBĐT - Nhiều năm có uy tín làm chè sạch, đảm bảo chất lượng nên chè khô của ông Tá luôn có giá bán cao hơn hẳn so với sản phẩm chè quanh vùng. Đây cũng là nguồn thu nhập đáng kể để gia đình ông trang trải cho cuộc sống và có thêm vốn để đầu tư mở rộng mô hình kinh tế tổng hợp.

Ao nuôi cá thương phẩm của cựu chiến binh Ngô Quốc Tá.
Ao nuôi cá thương phẩm của cựu chiến binh Ngô Quốc Tá.

Trong ngôi nhà mới xây rộng rãi giữa những đồi keo, quế xanh mướt, cựu chiến binh (CCB) Ngô Quốc Tá ở phường Nam Cường, thành phố Yên Bái kể cho chúng tôi nghe về những nỗ lực của bản thân, gia đình để có thành công trong phát triển kinh tế như hôm nay.

Năm 1990, phục viên trở về quê hương, cuộc sống của gia đình ông gặp muôn vàn khó khăn. Nhưng với sức trẻ và phẩm chất tốt đẹp của người lính đã luôn thôi thúc ông quyết tâm phải làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Nhận thấy đất đai của gia đình rộng lớn nhưng trồng cấy manh mún, chỗ trồng chè, chỗ trồng bồ đề không hiệu quả.

Ông đã bàn bạc với gia đình quy hoạch lại đất đai, chuyển đổi, san gạt một số chỗ cho bằng phẳng hơn. Với hơn 5 ha đất, ông đã dành 4 ha đất đồi trồng keo, quế. Thời gian bắt đầu trồng rừng, ông Tá gặp không ít khó khăn, nhưng rất may ông được ngân hàng cho vay vốn lại thường xuyên được học tập các lớp chuyển giao khoa học, kỹ thuật, ông đã tự tin lên rất nhiều. Bên cạnh đó, bản thân ông Tá cũng rất chịu khó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của những người đã thành công trong phát triển kinh tế để chắt lọc áp dụng cho gia đình mình.

Không như nhiều mô hình phát triển kinh tế khác cho thu hồi vốn nhanh, việc trồng rừng phải cần nhiều năm mới được cho thu hoạch. Sau nhiều lần trăn trở, ông hiểu ra rằng, để kinh tế gia đình phát triển một cách bền vững thì phải thực hiện phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, phải tìm ra một nguồn thu khác trong khi chờ rừng cho thu hoạch.

Nghĩ là làm, ông Tá một tay tiếp tục cải tạo 2.500 m2 đất, san tạo mặt bằng để trồng chè. Do tích cực đầu tư chăm sóc, chè của gia đình ông phát triển tốt lại thu hái thủ công, sao sấy đúng theo quy trình kỹ thuật nên mỗi năm ông có khoảng 150 kg chè khô, thu về gần 30 triệu đồng. Do nhiều năm có uy tín làm chè sạch, đảm bảo chất lượng nên chè khô của ông Tá luôn có giá bán cao hơn hẳn so với sản phẩm chè quanh vùng. Đây cũng là nguồn thu nhập đáng kể để gia đình ông trang trải cho cuộc sống và có thêm vốn để đầu tư mở rộng mô hình kinh tế tổng hợp.

Năm 2013, ông Tá khai thác rừng trồng, thu về 300 triệu đồng. Có vốn, ông lại mạnh dạn đầu tư cải tạo 8 sào ruộng hiệu quả kinh tế thấp thành ao nuôi cá thương phẩm. Nhờ chọn giống tốt, áp dụng triệt để khoa học, kỹ thuật vào chăm sóc nên sau 14 tháng đầu tư, ông đã bán được hơn 8 tạ cá chim trắng, thu trên 30 triệu đồng. Hiện nay, dưới ao vẫn còn khoảng gần 1 tấn cá nheo, cá chim và ước tính thu về thêm gần 50 triệu đồng nữa.

Bên cạnh trồng rừng, thả cá, ông Tá còn phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong chuồng lúc nào cũng có hàng trăm con gà, lợn thịt để tăng nguồn thu, cải thiện bữa ăn. Ông Tá cho biết: “Mô hình phát triển kinh tế tổng hợp của gia đình tôi chưa có quy mô lớn, nhưng bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế nhất định, giúp gia đình có cuộc sống khấm khá. Chỉ 1 - 2 năm nữa, gia đình tôi lại có thêm nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng từ bán quế, trầm hương và keo”.

Nhìn ngôi nhà khang trang được bao quanh bởi ao cá, đồi cây xanh mướt, ông Tá cho biết thêm: thành công của gia đình ông trong phát triển kinh tế ngày hôm nay, chính là sự nỗ lực lao động miệt mài, luôn học hỏi, tìm tòi, trau dồi kiến thức trong nhiều năm. Nhất là những lúc gặp khó khăn, ông đã luôn nhận được sự ủng hộ của các tổ chức, đoàn thể địa phương động viên, giúp đỡ. Nhờ đó, ông có thêm động lực để vượt qua khó khăn.

Sau nhiều năm vất vả, nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế, lại gương mẫu trong sinh hoạt, ông Ngô Quốc Tá đã trở thành tấm gương CCB gương mẫu, được hội viên tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội CCB phường Nam Cường, thành phố Yên Bái. Ông thật xứng đáng với bản chất của Bộ đội Cụ Hồ - luôn mẫu mực trong thời kỳ đổi mới, là tấm gương để mọi người học tập, noi theo.

 Lê Thương

 

Các tin khác
Khu chuồng nuôi lợn của anh Hiếu được xây dựng bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật.

YBĐT - Đến xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình, hỏi thăm gia đình anh Phùng Văn Hiếu thì ai cũng biết, bởi anh là người đã thành công với mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại - giống lợn được đánh giá là tăng trọng cao, sức khỏe tốt cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Một góc chuồng trại chăn nuôi gia cầm của Vừ A Hù.

YBĐT - Sau khi xây dựng gia đình, Vừ A Hù ở bản Trống Là, xã Hồ Bốn (Mù Cang Chải) đã đầu tư mô hình chăn nuôi “mới” đem lại hiệu cao.

Chị Trần Thị Minh Đức (thứ hai, bên phải) luôn tâm niệm và tạo dựng nhà hàng của mình với phong cách làm việc chuyên nghiệp, thân thiện và văn minh.

YBĐT - Làm kinh tế giỏi, gia đình hạnh phúc, tích cực trong công tác Hội và đặc biệt giàu lòng nhân ái đó là những điều ai cũng biết khi nhắc đến chị Trần Thị Minh Đức - chủ Nhà hàng ăn uống Minh Đức, phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái. Với chị, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện không chỉ mang lại niềm vui, tình yêu cuộc sống mà còn tiếp thêm nghị lực cho nhiều số phận kém may mắn.

Giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (thị xã Nghĩa Lộ) áp dụng bài giảng điện tử thiết kế chữ trên phần mềm Power Point trong giảng dạy.

YBĐT - Bài giảng điện tử thiết kế chữ trên phần mềm Power Point, máy tẽ ngô hay máy thái rau lang là những sản phẩm khoa học đã và đang được ứng dụng trong thực tế trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ. Và tác giả của những sản phẩm này, không ai khác, chính là những người phụ nữ dân tộc thiểu số bình thường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục