Hết lòng vì học sinh thân yêu

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/11/2016 | 8:04:03 AM

YBĐT - “Cô Hằng là một nhà giáo mẫu mực, tâm huyết, tận tụy với nghề nghiệp, hết lòng vì học sinh thân yêu. Cô đã có nhiều cải tiến và sáng kiến trong công tác giảng dạy, cũng như đóng góp trong việc bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi cho nhà trường...”. Đó là những nhận xét của bạn bè, đồng nghiệp về cô giáo Hoàng Thị Thuý Hằng - giáo viên Tổ Khoa học Tự nhiên, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) THCS huyện Văn Chấn.

Cô giáo Hoàng Thị Thúy Hằng trên giờ lên lớp.
Cô giáo Hoàng Thị Thúy Hằng trên giờ lên lớp.

Một ngày thu, chúng tôi đến thăm gia đình cô Hằng ở khu 6B, thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn. Vừa nhấp chén trà, vừa nghe cô tâm sự về chuyện đời, chuyện nghề. Sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo ở xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, là chị cả trong gia đình có 3 chị em, lúc nhỏ gia đình rất khó khăn, cô phải theo mẹ đi chợ bán rau, làm giá đỗ bán, dù vậy 3 chị em đều được bố mẹ cho ăn học đến nơi đến chốn. Và ước mơ trở thành cô giáo được nhen nhóm từ khi cô còn là học sinh Trường THPT cấp 3 Nghĩa Lộ.

Năm 1996, sau khi tốt nghiệp THPT cô thi đỗ vào Khoa Sinh, Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái. Năm 1999, tốt nghiệp ra trường cô được phân công về  Trường PTDTNT THCS huyện Văn Chấn. Cuộc sống đã khó khăn, lại càng khó khăn hơn đè nặng lên đôi vai cô giáo trẻ mới ra trường bởi học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số, vốn ngôn ngữ cũng như vốn sống còn hạn chế, đó cũng là khó khăn cơ bản trong giảng dạy, giao tiếp với các em. Mặt khác, những năm đầu tiên công tác cũng là thời điểm nhà trường chuyển sang địa điểm mới tại thôn Thác Hoa, xã Sơn Thịnh - cơ sở vật chất còn rất hạn chế, giáo viên thiếu...

Nhắc đến kỷ niệm trong quá trình công tác, cô Hoàng Thị Thúy Hằng xúc động nhớ lại: “Năm đầu tiên được phân công làm công tác chủ nhiệm, lớp có em Vàng A Hồng ở thôn Bu Cao, xã Suối Bu, là học sinh có học lực trung bình, ít nói trong khi bố nghiện thuốc phiện, mẹ vất vả nuôi 5 anh em nên hoàn cảnh rất khó khăn. Rồi Hồng bỏ học về nhà giúp mẹ làm nương, tôi đã tìm đến tận nhà em để thuyết phục gia đình và động viên em Hồng tiếp tục đi học. Đi cả buổi mới đến nơi lại phải chờ mẹ con em đi làm nương về. Tôi không bao giờ quên hình ảnh ngôi nhà của em lụp xụp, chênh vênh bên lưng chừng núi và ăn bữa cơm với gia đình em chỉ có măng luộc chấm muối ớt cay xè. Nhưng vui nhất là ba ngày sau đó em Hồng đã xuống trường tiếp tục theo học và học tốt hơn, hè năm ấy em còn xung phong về dạy xóa mù chữ tại thôn”.

Câu chuyện càng minh chứng sự tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu của cô giáo Hằng. Với giáo dục vùng cao, để thành công không thể thiếu sự chia sẻ, thấu hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh và phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số.

Mặc dù tốt nghiệp cao đẳng môn Sinh Hóa, sau này học nâng cao thêm tốt nghiệp đại học môn Sinh học, nhưng với lòng say mê yêu thích tìm hiểu các địa danh, vùng miền, cô Hằng đã đến với môn Địa lý. Được nhà trường phân công giảng dạy 2 môn Sinh học và Địa lý đồng thời cũng là giáo viên bồi dưỡng cho đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lý của nhà trường, ban đầu cô gặp không ít khó khăn vì trái ngành, sau đó bản thân tự mày mò, tự tìm hiểu và tự học cô đã có được kinh nghiệm cho mình. Cô luôn tâm niệm muốn trò học và yêu thích bộ môn thì bản thân thầy cô phải say mê, tâm huyết, đặc biệt học Địa lý phải luôn có liên hệ thực tế.

Niềm vui lớn nhất của cô và các thầy cô ở trường là đã truyền lửa cho học trò. Nhiều năm liền từ năm 2011 đến 2016, cô Hằng đã bồi dưỡng cho trên 100 học sinh giỏi các cấp và đạt thành tích cao. Các thế hệ học sinh lần lượt trưởng thành, nhiều em đã là cán bộ của huyện, xã, đặc biệt nhiều em đã trở thành đồng nghiệp tiếp tục sự nghiệp “trồng người” ở xã vùng cao như các em: Triệu Thị Ánh, Sùng A Măng, Lèo Văn Dương...

17 năm gắn bó, cống hiến tuổi trẻ với mái Truờng PTDTNT THCS Văn Chấn, phần thưởng, niềm hạnh phúc lớn nhất với cô giáo Hoàng Thị Thúy Hằng không phải là những danh hiệu, tấm bằng khen mà chính tình cảm quý trọng và sự trưởng thành của lớp lớp học trò!

Trần Minh

Các tin khác
Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Từ cây quế trung bình hàng năm gia đình ông Hoàng Văn On thu nhập trên 800 triệu đồng.

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.

Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục