Từ thương binh thành chủ nhiệm hợp tác xã

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/8/2017 | 8:09:13 AM

YBĐT - Từ một thương binh hạng 3/4,  ông Mai Xuân Thìn (ở tổ 6, phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái) đã trở thành chủ nhiệm một hợp tác xã có 40 xã viên, người lao động với tổng vốn điều lệ 5 tỷ đồng. 

Ông Mai Xuân Thìn (bên phải) trao đổi thông tin sản xuất, kinh doanh với các xã viên trong HTX.
Ông Mai Xuân Thìn (bên phải) trao đổi thông tin sản xuất, kinh doanh với các xã viên trong HTX.

Năm 1971, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng thanh niên Mai Xuân Thìn  ở tổ 6, phường Hợp Minh lên đường nhập ngũ trực tiếp chiến đấu tại chiến trường miền Nam đầy cam go, ác liệt. Sau 3 năm chiến đấu theo đơn vị đặc công Tiểu đoàn 631, quân giải phóng Tây Nguyên, ông bị thương ở đầu, trở thành thương binh mất đi 41% sức khỏe và phải xuất ngũ. 

Trở về đời thường với những vết thương luôn tái phát lúc trái gió trở trời, song với tinh thần "Bộ đội Cụ Hồ”, đặc biệt là sự quan tâm, động viên, khích lệ của chính quyền địa phương, gia đình đã giúp ông vơi đi nỗi đau thân thể, nỗ lực tự mình vươn lên, quyết không trông chờ ỷ lại vào trợ cấp của Nhà nước. Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, kiên trì, bền bỉ, ham học hỏi và ý thức cao trong lao động đã giúp ông Thìn tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kiến thức quản lý doanh nghiệp.
 
Ông Thìn chia sẻ: "Nhờ nguồn vay vốn ưu đãi, quá trình sản xuất, kinh doanh của tôi gặp nhiều thuận lợi. Từ chỗ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ như: chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi ong lấy mật, dịch vụ xay xát lương thực, dịch vụ vật tư nông nghiệp và vật tư xây dựng trong nhiều năm đã giúp tôi sắm được các công cụ sản xuất đắt tiền như: tàu cuốc sỏi, đóng thuyền vận tải để khai thác, vận chuyển cát sỏi phục vụ nhu cầu xây dựng”.

Nhận thấy quá trình sản xuất theo mô hình kinh tế hộ gia đình nhỏ lẻ, phân tán không thể tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh lớn, ông Thìn đã đi sâu nghiên cứu các nghị quyết, luật về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) và đến tháng 11/2001, ông đã mạnh dạn đứng ra thành lập HTX Dịch vụ Tổng hợp Hoàng Thắng do ông làm chủ nhiệm.
 
Lúc đó, HTX có 17 xã viên với số vốn là 340 triệu đồng thì đến nay, đã có 40 xã viên, người lao động với tổng vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Các xã viên phần lớn là cựu chiến binh, thương binh, bệnh binh, người lao động chưa có việc làm đã tự nguyện góp vốn, góp sức để xây dựng củng cố phát triển HTX.
 
Với số vốn ít ỏi ban đầu, đến nay, HTX đã có 1 cơ sở sản xuất ổn định với những ngành nghề kinh doanh: khai thác cát, sỏi và dịch vụ vật liệu xây dựng; vận tải đường thủy, đường bộ, gia công cơ khí, sửa chữa đóng mới tàu thuyền, phương tiện thủy.

Ông Thìn cũng như HTX luôn đặt mục tiêu tạo việc làm cho người lao động lên hàng đầu và luôn khuyến khích tìm tòi những sáng kiến khoa học, kỹ thuật để chế tạo cải tiến máy móc hợp lý cho công việc đẩy nhanh tiến độ rút ngắn thời gian làm việc đảm bảo cho người lao động có thu nhập ổn định.
 
Không những tạo việc làm ổn định mà còn tạo cho người lao động có mức lương từ 4 đến 5 triệu đồng/tháng. Bên cạnh việc củng cố phát triển, HTX luôn làm tốt trách nhiệm của mình với xã hội qua việc hàng năm, nộp ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng.
 
Đồng thời, HTX còn tích cực ủng hộ xây dựng các loại quỹ ở địa phương như: Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Chăm sóc người cao tuổi, Quỹ Khuyến học, Quỹ An ninh… Đối với anh em trong HTX phần lớn là cựu chiến binh nên ông đã rà xét và đóng các loại bảo hiểm đầy đủ, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các xã viên. Tới đây, HTX sẽ thành lập thêm 1 cơ sở sản xuất, khai thác đá làm vật liệu xây dựng với tổng số vốn 12 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho 40 - 70 lao động.

Với những nỗ lực của HTX nói chung và Chủ nhiệm HTX Mai Xuân Thìn nói riêng, HTX Dịch vụ Tổng hợp Hoàng Thắng đã tạo dựng được một khối đoàn kết, vững mạnh và hoàn thành mọi nghĩa vụ với Nhà nước. 

Với những đóng góp của mình, ông Thìn nhiều lần được UBND tỉnh và Liên minh HTX Việt Nam trao tặng bằng khen, được cử đi dự Hội nghị Người có công tiêu biểu toàn quốc năm 2014, dự Đại hội toàn quốc lần thứ III về phong trào HTX kinh doanh giỏi.

Hoài Anh

Các tin khác
Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Từ cây quế trung bình hàng năm gia đình ông Hoàng Văn On thu nhập trên 800 triệu đồng.

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.

Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục