Gương mẫu và làm kinh tế giỏi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/9/2017 | 7:29:32 AM

YBĐT - Hết lòng vì công việc chung trong thôn, luôn gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là những lời nhận xét, đánh giá của cấp ủy, chính quyền xã và bà con trong thôn dành cho ông Nguyễn Đình Huệ - Bí thư Chi bộ thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái.

Tuổi 50 và ông Nguyễn Đình Huệ đã có gần 10 năm liên tục tham gia công tác xã hội ở địa phương. Làm trong Ban Công tác Mặt trận thôn và bây giờ là Bí thư chi bộ thôn, ở cương vị nào ông cũng luôn tận tâm với công việc và là một người giỏi làm kinh tế. Với tâm niệm, để người dân học tập và làm theo thì trước hết bản thân phải là người tiên phong gương mẫu trong mọi việc, nhất là trong phát triển kinh tế.
 
Bởi vậy, trong suốt thời gian đảm nhiệm vai trò Bí thư Chi bộ, với lòng nhiệt tình, tâm huyết cùng sự kiên trì, nỗ lực không mệt mỏi của người "đứng mũi chịu sào” ông luôn được sự ủng hộ cao của bà con trong thôn. Cũng như nhiều người dân xã Văn Phú nói chung, trước kia, khi bắt tay vào làm kinh tế, ông Huệ cũng chỉ chăn nuôi nhỏ, lẻ với quy mô 1 - 2 con lợn nái với vài sào ruộng.
 
Ông chia sẻ: "Gia đình tôi là thuần nông, nên từ nhỏ đã gắn bó với đồng ruộng. Cuộc sống chỉ trông cậy vào mấy sào ruộng. Bởi thế, những bữa cơm thiếu gạo phải độn ngô, khoai, sắn, củ mài khiến tôi ngày đêm trăn trở, khát khao vượt lên thoát nghèo”.
 
Năm 1995, ông Huệ mạnh dạn vay mượn vốn, giống của người thân, đầu tư chăn nuôi lợn với quy mô nhỏ. Nhờ biết cách chăm sóc, phòng bệnh đúng quy trình kỹ thuật nên đàn lợn của gia đình ông khỏe mạnh và lớn nhanh, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình.
 
Nhận thấy chăn nuôi lợn có hiệu quả, những năm sau đó, cùng nguồn vốn có sẵn, gia đình ông tham gia Dự án Chăn nuôi lợn nái sinh sản kết hợp với lợn thịt theo phương pháp bán công nghiệp và được hỗ trợ 20 triệu đồng và ông tiếp tục đầu tư xây dựng chuồng trại, chăn nuôi với quy mô lớn hơn là 5 lợn nái và trên 30 con lợn thịt. Bình quân mỗi năm, ông xuất chuồng 3 lứa lợn, trừ hết chi phí cũng thu về khoảng 80 triệu đồng.
 
Bên cạnh đó, năm 2016, ông Huệ lại là một trong những hộ tiên phong tham gia Đề án Sản xuất rau an toàn của thành phố Yên Bái. Với Đề án này, ông đăng ký với xã diện tích 3.000 m2 đất ruộng, trong đó có 1.400 m2  ông sử dụng trồng cà pháo, 1000 m2 trồng táo, còn lại là trồng các loại rau màu gối vụ như: cải ngọt, bắp cải, su hào…
 
Với cà pháo, giống cây này cho thu hoạch quay vòng trong khoảng 6 tháng, mỗi tháng hái 4 - 5 lần, sản lượng 2 tấn/năm với giá bán bình quân là 5.000 đồng/kg, đem về lợi nhuận cho gia đình ông khoảng 10 triệu đồng/năm. Đối với 1.000 m2 táo, 1 năm sản lượng đạt tới 2 tấn với giá bán bình quân 6.000 đồng/kg, trừ hết chi phí cũng cho thu nhập khoảng 12 triệu đồng.
 
Để thực hiện Đề án này, người dân phải thực hiện gieo trồng theo một quy trình riêng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), nguồn nước tưới phải được theo dõi, chứng nhận đảm bảo từ các ngành chuyên môn.
 
Đặc biệt, người dân phải có nhật ký ghi chép quá trình sản xuất để tiện theo dõi sự phát triển của cây trồng. Song, khi tham gia Đề án, người dân được hỗ trợ hoàn toàn 100% giống, 50% phân bón, thuốc BVTV và mỗi hộ được xây một nhà sơ chế để đóng gói bao bì rau, củ, quả… Đầu ra của sản phẩm rau sạch được xã đảm bảo bao tiêu 50% cho các trường học, cửa hàng rau sạch trên địa bàn tỉnh, còn 50% người dân tự đem ra chợ bán.
 
Theo ông Huệ: "Lúc mới tham gia mô hình, ngoài việc được các cán bộ nông nghiệp của xã xuống hướng dẫn kỹ thuật trồng, tôi đã tự học hỏi trên sách, báo, tham khảo các mô hình trồng rau an toàn ở những vùng trồng rau khác. Những người trồng rau như chúng tôi an tâm về chất lượng thì người tiêu dùng mới có thể an tâm sử dụng. Dù rau an toàn có đắt hơn và không đẹp mã thì vẫn không sợ bị ế, vì đã có được lòng tin của nhiều người”. Mỗi năm, ông Huệ thu nhập từ chăn nuôi lợn, rau màu, cây ăn quả được khoảng 100 triệu đồng.

Bên cạnh phát triển kinh tế, ông Nguyễn Đình Huệ còn là một Bí thư Chi bộ thôn tâm huyết, nhiệt tình. Tuy mới làm hơn 1 năm, nhưng ông luôn gương mẫu trong mọi phong trào của thôn, được địa phương, bà con ghi nhận. Bên cạnh việc thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trương đường lối của Đảng, Chính sách, pháp luật của Nhà nước, ông còn vận động bà con trong thôn tập trung phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế địa phương.

Hải Hà

Các tin khác
Anh Vàng A Chư (bên phải) dạy nghề sửa chữa máy nông cụ cho thanh niên các xã trong và ngoài huyện.

YBĐT -Từ một chàng trai chỉ có trình độ tiểu học, Vàng A Chư đã trở thành chủ cửa hiệu sửa chữa máy nông cụ phục vụ bà con trong huyện và còn dạy nghề cho trên 30 thanh niên ở các xã trong huyện và các huyện lân cận. 

YBĐT - Sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác, dù được nghỉ chế độ nhưng nhiều cán bộ công an vẫn nhiệt tình với phong trào địa phương, phát huy phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn và năng lực công tác, đảm nhận nhiều phần việc ở cơ sở, là nòng cốt trong nhiều phong trào tại các khu dân cư. Cựu cán bộ công an nhân dân, Trung tá Nguyễn Quang Trung là người như vậy.

Cô giáo Phạm Đỗ Việt Anh hướng dẫn học sinh ôn bài.

YBĐT - Em Hoàng Thu Hằng chia sẻ: "Có thể nhiều bạn không thích học môn Lịch sử vì đó là môn học thuộc cứng nhắc. Trước đây, em cũng từng như vậy. Nhưng từ khi học cô Việt Anh, em đã có cái nhìn khác. Đó cũng là cảm nhân chung của bao thế hệ học trò tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) THCS Trấn Yên về cô Phạm Đỗ Việt Anh, giáo viên môn Lịch sử.

Chị Hà Thị Kim Nhật (ngoài cùng bên phải) tại buổi tuyên dương 10 công trình, 10 gương thanh niên tiêu biểu tỉnh Yên Bái năm 2016.

YBĐT - Đến với Đoàn bằng đam mê, nhiệt huyết, nữ thủ lĩnh Hà Thị Kim Nhật - nguyên Bí thư Đoàn xã Chấn Thịnh (Văn Chấn) đã "thắp lửa” cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ở địa phương. 5 năm  với vai trò thủ lĩnh, chị đã vận động ĐVTN tổ chức thực hiện 23 công trình, phần việc, các chiến dịch tình nguyện....

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục