Lời tâm huyết của lão nông Thào A Sinh

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/10/2017 | 7:49:02 AM

YBĐT - Phần tham luận tại Hội nghị tổng kết 15 năm hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Trạm Tấu của lão nông Thào A Sinh, người thôn Tàng Ghênh, xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu gây ấn tượng mạnh cho các đại biểu tham dự Hội nghị.

Ông Thào A Sinh vận bộ quần áo mới, bước lên bục rồi phát biểu rất tự tin, mạch lạc về quá trình vay vốn NHCSXH, rồi sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, kết hợp với chi tiêu tiết kiệm và cố gắng phấn đấu, nên gia đình ông đã vươn lên thoát nghèo.
 
"Kính thưa Hội nghị! Nhà tôi đã hết nghèo, con tôi được học hành, tiến bộ. Có được kết quả ấy là nhờ sự cố gắng của gia đình, đặc biệt là sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, trong đó có việc vay vốn tín dụng ưu đãi từ NHCSXH”.
 
Ông Thào A Sinh mở đầu bài tham luận của mình như vậy, rồi ông tiếp: "Trước kia, gia đình tôi nghèo lắm! Một năm thiếu đói đến mấy tháng. Đói nghèo có nhiều nguyên nhân như thiếu kiến thức nên làm ăn không biết tính toán, sản xuất mà không áp dụng khoa học kỹ thuật nên năng suất và hiệu quả thấp. Lo được đồng nào là đong gạo ăn cả nên vốn đầu tư cho cây con giống, phân bón rất eo hẹp. Nhà có 4 đứa con, thương chúng nó lắm, mong cho chúng học hành tiến bộ để mà vươn lên nhưng nghèo đói quá, nhiều lúc muốn chúng bỏ học đi làm nương để phụ giúp gia đình. Mối lo con cái học hành càng lớn khi chúng học lên cao, nhất là khi sắp hoàn thành chương trình trung học phổ thông, chuẩn bị vào học chuyên nghiệp.
 
Rồi những khốn khó của gia đình cũng có giải pháp tháo gỡ, đó là vào năm năm 2006, gia đình tôi được Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) thôn Tàng Ghênh, thuộc tổ chức Hội Nông dân xã bình xét và được NHCSXH huyện cho vay số tiền là 10 triệu đồng. Chưa bao giờ nhà tôi nhìn thấy món tiền lớn đến như vậy.
 
Vợ chồng nhìn nhau mà lo ngay ngáy, chưa biết chi dùng vào việc gì cho hợp lý để phát huy được hiệu quả? Nhưng với sự giúp đỡ của bà con trong Tổ TK&VV, nhất là sau khi tham gia các buổi tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật do cán bộ về tận thôn bản tổ chức, tham dự những buổi họp được nghe tuyên truyền phổ biến chính sách hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào vùng cao... vợ chồng tôi đã quyết định mua một con trâu và phụ thêm vào khai hoang được 1.000 m2 ruộng nước.
 
Nhờ có vốn vay ưu đãi, có ruộng, có trâu, có thêm kiến thức quản lý kinh tế gia đình và biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào gieo cấy mà đồng ruộng cũng tốt tươi hơn, thóc lúa nhiều hơn, gà lợn, trâu bò cũng đều nhanh lớn, không chết rét, chết bệnh như trước... Kinh tế gia đình cứ thế mà ổn định, phát triển dần. 

Đến năm 2008, con trai tôi là Thào A Của thi đỗ vào Trường Đại học Ngoại Ngữ. Cầm giấy báo nhập học trong tay, gia đình tôi vừa mừng cũng vừa lo. Mừng vì con mình đã thi đỗ vào 1 trường đại học lớn, nhưng rất lo vì  biết lấy tiền đâu mà nuôi con theo học 4 năm đại học. Tình cờ được dự 1 buổi họp bản có cán bộ NHCSXH huyện xuống dự.
 
Tại cuộc họp được nghe cán bộ ngân hàng phổ biến về các chương trình cho vay ưu đãi của Chính phủ, nhất là chương trình cho vay học sinh sinh viên thuộc hộ nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi, gia đình tôi mừng lắm vì đã tìm được tiền cho con học đại học. Tôi mạnh dạn đăng ký và được Tổ TK&VV bình xét, được Ngân hàng cho vay số tiền 32 triệu đồng. Với số tiền được vay từ Ngân hàng và chịu khó đi làm thêm để trang trải chi phí, con tôi đã học xong 4 năm đại học.
 
Đến năm 2012, tốt nghiệp ra trường, con tôi quay trở về Trạm Tấu để công tác. Hiện nay, cháu đang làm Phó Chủ tịch UBND xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu. Từ thu nhập của phát triển kinh tế gia đình và lương của cháu, gia đình tôi đã trả hết nợ Ngân hàng; kinh tế gia đình cũng đã khá hơn trước. Nhà tôi đã có 2 con trâu, 3 con bò, đã làm được nhà cửa khang trang, mua được xe máy, ti vi và còn tiếp tục cho con thứ 3 đi học đại học.

Từ hoàn cảnh của bản thân, tôi nhận thấy Chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ nói chung và đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nói riêng thực sự giúp đỡ cho người nghèo, nó đã giúp gia đình tôi thoát nghèo, giúp con tôi được đi học để mở mang kiến thức, vươn lên. 

 Xin được nói lên câu chuyện của gia đình tôi với mọi người và qua đó bày tỏ lòng biết ơn của mình cũng như đồng bào vùng cao đối Đảng, Chính phủ về những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ, trong đó có các chương trình cho vay ưu đãi”.

Lê Phiên (lược ghi)

Các tin khác
Em Nguyễn Tuấn Huy trong quá trình chế tạo chiếc nồi bảo quản rau, củ, quả trong sinh hoạt.

YBĐT - Để bảo quản các loại thực phẩm, tủ lạnh là giải pháp tối ưu. Nhưng nếu ở những nơi không có điện hoặc không có điều kiện kinh tế để mua được tủ lạnh thì "Nồi bảo quản rau, củ, quả” là một giải pháp đơn giản và hiệu quả. Đó là sáng chế của em học sinh lớp 11A6, Trường THPT Thác Bà (huyện Yên Bình) – Nguyễn Tuấn Huy.

Ông Tho cùng vợ chăm sóc bò.

YBĐT -  Mất bàn tay phải trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc song với ý chí không cam chịu đói nghèo, ông Vũ Văn Tho, thương binh hạng 3/4 ở thôn Vằm, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn đã trở thành điển hình thoát nghèo vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no với mô hình nuôi bò sinh sản.

Anh Nguyễn Ngọc Linh bên đàn gà Đông Tảo F1.

YBĐT - "Mình đến với gà Đông Tảo có cơ duyên gì đặc biệt đâu! Chỉ là đơn giản trong một lần về Hưng Yên chơi, tôi cùng vài người bạn ăn gà thấy ngon quá thế là quyết "ủ mưu” nuôi bằng được". Đã ba năm , anh Nguyễn Ngọc Linh, ở thôn 2, xã Giới Phiên, sinh năm 1978 miệt mài theo đuổi niềm đam mê với giống gà mang lại hiệu quả kinh tế cao này.

Chị Bàn Thị Chạn (bên trái) trao đổi kinh nghiệm lựa chọn cây quế giống.

YBĐT- Qua câu chuyện của chị Bàn Thị Chạn - đảng viên người dân tộc Dao đã cho tôi hiểu, đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Văn Chấn, nhất là chị em phụ nữ đã có sự đổi mới về tư duy, nhất là tư duy kinh tế. Đây được xem là mấu chốt để vùng cao Văn Chấn vươn lên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục