Gương sáng ở Đồng Ruộng

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/12/2017 | 8:27:06 AM

YBĐT - Đó là Giàng A Măng, thôn Đồng Ruộng, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên- chủ  xưởng thêu thổ cẩm  người Mông tại gia đình với 6 công nhân là lao động địa phương.

Anh Giàng A Măng hướng dẫn phụ nữ trong thôn sử dụng máy dệt thổ cẩm.
Anh Giàng A Măng hướng dẫn phụ nữ trong thôn sử dụng máy dệt thổ cẩm.

Anh Giàng A Măng sinh năm 1984, là con thứ 6 trong một gia đình có 9 anh chị em. Học hết lớp 9, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Măng phải nghỉ học để cùng gia đình làm kinh tế vườn rừng, trồng tre măng Bát độ.

Năm 2002, anh lập gia đình. Năm 2003, anh nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự. Đến năm 2006, hoàn thành nghĩa vụ trở về xây dựng quê hương, vốn ước mơ đem dòng điện sáng phục vụ đồng bào, anh đã đi nhiều địa phương học hỏi cách làm thủy điện trên vùng cao.
 
Sau khi đã có kiến thức và chút vốn liếng, năm 2007, anh cùng gia đình quyết định làm thủy điện ngay trên dòng suối Ngòi Dào, thôn Đồng Ruộng. Với nguồn vốn tích lũy, tiết kiệm từ trồng tre măng Bát độ, gia đình anh đã đầu tư trên 150 triệu đồng để xây mương máng dẫn nước  và mua máy phát điện với công suất 12 kW.
 
Đến năm 2008, máy phát điện của gia đình anh Măng đi vào hoạt động. Những năm đầu, chỉ có một số gia đình anh em trong dòng họ có điện sử dụng. Năm 2015, sau khi bàn bạc với vợ, gia đình anh đã quyết định đầu tư kinh phí mua cột điện, dây điện và công tơ với số tiền trên 35 triệu đồng để đưa điện đến 22 hộ/47 hộ trong thôn Đồng Ruộng. Mỗi hộ dùng điện trả anh 2.000 đồng/1kWh.

Thấy phụ nữ người Mông quê mình phải dành rất nhiều thời gian thêu thùa mới có được bộ váy áo mới, năm 2015, anh đã quyết định đầu tư thêm 100 triệu đồng mua 6 máy khâu kỹ thuật tự động và thành lập xưởng thêu thổ cẩm dân tộc Mông tại gia đình với 6 công nhân là lao động địa phương.
 
Ngoài ra, anh còn tập trung chăm sóc hơn 5 ha tre măng Bát Độ, mỗi vụ thu nhập trên 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, anh mua sắm thêm máy cắt lúa, máy tuốt để phục vụ bà con trong thôn lúc mùa vụ và làm kinh tế nông nghiệp. Anh Măng cho biết: "Bản thân tôi luôn mong muốn có nguồn vốn lớn hơn để tiếp tục mở rộng mô hình phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và xã hội, tạo việc làm cho bà con dân bản”.

Với tinh thần thanh niên lập thân, lập nghiệp, anh Giàng A Măng đã mạnh dạn đầu tư và thành công trong việc mang điện sáng và tạo việc làm cho đồng bào vùng cao. Những mảnh đất khó rất cần các tấm gương như anh Măng để xây dựng quê hương vùng cao ngày càng giàu đẹp.

Hoàng Đức Chính (Ban Chỉ huy Quân sự huyện Trấn Yên)

Các tin khác
Mô hình trồng 10 ha quế của anh Đặng Văn Thanh ở thôn Vàn 1  cho thu nhập ổn định.

YBĐT - Những năm qua, việc học và làm theo Bác đã trở thành phong trào thi đua sâu rộng, tạo chuyển biến tích cực trong suy nghĩ, hành động của cán bộ, đảng viên, nhân dân xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên. 

YBĐT -  Anh Lò Văn Nam ở thôn Bản Lọng, phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ là người đầu tiên mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng trên diện tích 3.000 m vuông ruộng sang trồng các loại rau an toàn cho thu nhập cao.

Ông Liêu (thứ nhất bên trái) và các đảng viên kiểm tra tuyến đường Bảo Lương chuẩn bị triển khai thi công trên địa bàn khu dân cư.

YBĐT - Gần chục năm làm Bí thư Chi bộ, phụ trách khu dân cư với 250 hộ sinh hoạt ở 4 tổ nhân dân, 4 tổ đảng, bất kể là ngày đêm, bất kể có việc gì lớn, nhỏ của khu dân cư, Bí thư Liêu đều có mặt. Ông bảo vất vả đấy nhưng cũng có những niềm vui, niềm hạnh phúc nho nhỏ.

Ông Thào Sú Rùa đang chăm sóc vườn sơn tra.

YBĐT - Tận dụng lợi thế về đất đai, khí hậu, nhiều gia đình hội viên của Hội Nông dân huyện Mù Cang Chải đã tập trung đầu tư vào việc phát triển chăn nuôi, trồng trọt để tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho gia đình. Nhờ đó, nhiều gia đình hội viên đã thoát khỏi đói nghèo vươn lên làm giàu. Gia đình ông Thào Sú Rùa ở bản Lùng Cúng, xã Nậm Có là một điển hình trong phong trào phát triển kinh tế theo hướng trang trại tổng hợp có thu nhập cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục