Mãi là người lính đi đầu

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/12/2017 | 8:16:45 AM

YBĐT - Phát huy truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ”, những năm qua, trên địa bàn xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái xuất hiện nhiều tấm gương cựu chiến binh (CCB) vượt khó làm kinh tế giỏi. Một trong những điển hình ấy là CCB Trần Xuân Trường ở thôn Trực Bình II.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông ở vùng quê còn nhiều khó khăn, năm 1978, theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông Trần Xuân Trường lên đường nhập ngũ tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc. Năm 1989, hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng với Tổ quốc, trở về quê hương, ông cùng gia đình chỉn chu tập trung làm kinh tế.
 
Với phương châm "lấy ngắn nuôi dài", ông mở cửa hàng tạp phẩm buôn bán nhỏ, kết hợp chăn nuôi, trồng trọt, mùa nào thức nấy, thu nhập cũng đủ trang trải cho cả gia đình. Khi cuộc sống dần ổn định, ông đầu tư cải tạo san lấp diện tích ao trên 1.000 m2 chuyển đổi sang trồng chè Bát tiên.
 
Năm 1992, ông được tín nhiệm bầu làm Xã đội trưởng, tiếp đó là Chủ tịch Hội CCB rồi Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã. Ở cương vị nào ông cũng tích cực, gương mẫu để tuyên truyền, vận động nhân dân mà mình luôn là người đầu tàu nói trước làm trước.
 
Ông tâm sự: "Bản lĩnh của người lính tôi luyện cho mình sự kiên định lập trường, không ngại khó ngại khổ. Năm 2014, khi địa phương triển khai một số dự án phát triển kinh tế, tôi đã bàn với gia đình nhận nuôi 10 đàn ong giống. Sau khi được tư vấn, hướng dẫn về kỹ thuật nuôi ong, bản thân mình cũng tự nghiên cứu, tìm hiểu thêm qua sách báo, cộng với kinh nghiệm của bạn bè chia sẻ đã giúp tôi có kỹ thuật để chăm sóc đàn ong hiệu quả. Bình quân mỗi năm, gia đình cũng thu được vài trăm lít mật”.

Nhận thấy nuôi ong hiệu quả, ông Trần Xuân Trường tiếp tục nhân và gối đàn, đến nay, gia đình ông đã phát triển được 50 đàn ong. Thu nhập từ bán ong giống và mật ong đã mang lại cho gia đình ông một khoản đáng kể. Từ chỗ có kiến thức và kinh nghiệm, ông đã hướng dẫn kỹ thuật và làm "vệ tinh” cho nhiều người dân trong thôn phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Ngay như gia đình ông Phạm Thanh Vân đã được ông Trường giúp ong giống và hướng dẫn kỹ thuật nhân đàn. Mỗi lần đến kỳ lấy mật, ông Trường còn trực tiếp giúp gia đình ông Vân mà không lấy công.
 
Ông Phạm Thanh Vân chia sẻ: "Anh Trường là người rất nhiệt tình, chu đáo với bà con lối xóm. Như tôi tuổi đã xế chiều, việc học hỏi, nắm bắt kinh nghiệm làm ăn không tinh nhanh nhưng được anh Trường động viên, giúp đỡ rất nhiều về kỹ thuật nuôi ong lấy mật nên gia đình đã có thêm nguồn thu nhập”.

Là người năng động, nhạy bén trong làm kinh tế, năm 2015, ông Trần Xuân Trường chuyển đổi toàn bộ diện tích chè đã già cỗi trồng thay thế bằng 70 gốc bưởi Diễn và 100 gốc chanh tứ thời theo dự án hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn mới của địa phương. Đến nay, diện tích bưởi của gia đình ông bắt đầu cho thu bói; diện tích chanh đã cho thu nhập.
 
Tận dụng những khoảng đất trống, ông bà còn trồng thêm rau màu, đầu tư chăn nuôi lợn. Năm 2016, ông tiếp tục đăng ký nhận dự án nuôi gà thịt quy mô 100 con. Tích tiểu thành đại, ý chí ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm đã cho vợ chồng ông một cuộc sống sung túc. Ngoài xây dựng được ngôi nhà mới khang trang, trung bình mỗi năm, trừ chi phí, gia đình ông thu nhập gần 200 triệu đồng.
 
Nói về hội viên của mình, ông Lê Khắc Hiếu - Chủ tịch Hội CCB xã Minh Bảo bộc bạch: "Có thể thấy tiêu chí phấn đấu sống và làm việc theo gương của Bác hội tụ đủ ở CCB Trần Xuân Trường. Xây dựng điển hình học và làm theo Bác, Hội đã chọn CCB Trần Xuân Trường, lấy việc học theo phong cách của Bác tăng gia phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập làm mục tiêu để phấn đấu. Phải nói anh Trường là rất giàu ý chí và nghị lực. Cũng là người rất năng nổ, nhiệt tình và trách nhiệm với công tác xã hội. Mô hình kinh tế của gia đình anh cũng là rất đáng để học tập và nhân rộng trong Hội”.

M.T

Các tin khác
Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Từ cây quế trung bình hàng năm gia đình ông Hoàng Văn On thu nhập trên 800 triệu đồng.

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.

Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục