Nguyễn Anh Đức - thầy giáo trăn trở cùng nhà nông

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/11/2018 | 1:54:37 PM

YBĐT - Thầy giáo Nguyễn Anh Đức, Trường THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên đã tiến hành nghiên cứu kỹ thuật ủ phân hữu cơ từ vỏ lạc - thứ tưởng chừng như bỏ đi sau mỗi mùa vụ thu hoạch.

Thầy giáo Nguyễn Anh Đức cùng học sinh nghiên cứu quá trình ủ phân bón hữu cơ từ vỏ lạc.
Thầy giáo Nguyễn Anh Đức cùng học sinh nghiên cứu quá trình ủ phân bón hữu cơ từ vỏ lạc.

Vỏ lạc là nguồn nguyên liệu rẻ, thân thiện với môi trường, chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết cho cây trồng, giúp cây trồng phát triển cân đối. Sau khi bóc, vỏ lạc được đem rửa sạch để ráo nước và nghiền nhỏ để tăng hiệu quả chuyển hóa thành phân hữu cơ sau khi ủ. 

Sau đó, đặt vỏ lạc đã nghiền trong các thùng gỗ hoặc thùng nhựa, có thể tạo thành đống và đậy kín bằng túi nilon. Tuy nhiên, cần tạo lỗ chân không vừa đủ để cung cấp các điều kiện hiếu khí, bảo đảm hoạt động của vi sinh vật; tạo nhiều lỗ nhỏ trên thùng để thoát nước. Sau đó, đặt thùng chứa ở những nơi thoát nước, có mái che để bảo đảm giun và vi sinh vật có lợi có thể xâm nhập. 

Để thúc đẩy quá trình ủ phân hữu cơ; đồng thời, ức chế mầm bệnh trong phân ủ nên dùng thêm men vi sinh Trichoderma. Pha chế phẩm Trichoderma theo tỷ lệ 1 kg với 150-200 lít nước, cho vào bình tưới đều lên lớp vỏ lạc, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm. 

Trong trường hợp nhiệt độ không tăng lên thì phân ủ không đạt yêu cầu có thể do thiếu độ ẩm, thiếu vi sinh vật. Độ ẩm lý tưởng nhất là từ 40 đến 60%. Nếu bóp mạnh thấy nước rỉ ra ngoài tay thì thừa nước, còn nếu dính chặt thì độ ẩm đạt yêu cầu. 

Khi độ ẩm không đủ, cần tưới nước lên trên phân ủ và đảo trộn phân, làm cho nước ngấm vào phân ủ. Nếu quá ướt thì thêm nguyên liệu khô như cỏ khô, rơm rạ. Sau thời gian 3-4 tháng, vỏ lạc sẽ phân hủy thành phân hữu cơ.

Kết quả một số đặc tính vật lý và hóa học của đất sau khi sử dụng phân hữu cơ từ vỏ lạc là: tổng nitơ 2,78%, tổng phốt pho 0,68%, tổng kali 1,5%, cacbon hữu cơ 27,1%, tỷ lệ cacbon/nitơ: 9,75%, độ pH 5,06. 

Kết quả đó cho thấy, phân hữu cơ từ vỏ lạc làm tăng tổng nitơ, phốt pho và kali có sẵn của môi trường, từ đó, tăng chỉ số tăng trưởng thực vật, tăng sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cây trồng. Phân hữu cơ từ vỏ lạc có tiềm năng chống lại một số bệnh do đất và giúp cây trồng có năng suất cao. 

Đây là một nguồn thay thế hiệu quả phân bón hóa học, nâng cao năng suất cây trồng mà không ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của đất và môi trường.

Thầy giáo Nguyễn Anh Đức: 
"Tôi mong muốn triển khai kỹ thuật này tới bà con nông dân để họ có thể tự chế tạo loại phân hữu cơ từ vỏ lạc. Và trong tương lai gần, dự án sẽ hướng tới sử dụng nhiều loại nguyên liệu khác để chế tạo phân hữu cơ bón cho cây trồng vừa cho năng suất cao vừa bảo vệ môi trường". 

H.A

Các tin khác
Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Từ cây quế trung bình hàng năm gia đình ông Hoàng Văn On thu nhập trên 800 triệu đồng.

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.

Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục