Làm giàu từ sản xuất gạch không nung

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/12/2018 | 11:01:59 AM

YBĐT - Lựa chọn phát triển kinh tế gia đình bằng sản xuất gạch không nung từ năm 2008, cơ sở sản xuất gạch không nung của chị Nguyễn Thị Thanh ở tổ dân phố số 8, phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ đã thành địa chỉ tin cậy của nhiều người tiêu dùng khu vực phía Tây của tỉnh.

Sản phẩm gạch không nung của chị Nguyễn Thị Thanh có mẫu mã đẹp và chất lượng tốt.
Sản phẩm gạch không nung của chị Nguyễn Thị Thanh có mẫu mã đẹp và chất lượng tốt.

Sinh ra trong một gia đình nghèo nên từ nhỏ chị Nguyễn Thị Thanh ở tổ dân phố số 8, phường Pú Trạng đã thấu hiểu nỗi vất vả của cha mẹ. Do đó, khi lập gia đình, chị luôn trăn trở làm sao để thoát nghèo. 

Vì vậy, sau khi tham quan, tìm hiểu, đánh giá thị trường ở thị xã Nghĩa Lộ chưa có người kinh doanh gạch không nung, chị Thanh đã nghĩ nếu mình làm thì sẽ có cơ hội tốt cho đầu ra của sản phẩm.

Hơn nữa, nhận thấy người dân đang có xu hướng sử dụng gạch không nung để thay thế gạch truyền thống, năm 2008, chị Thanh vay ngân hàng 1 tỷ đồng cùng nguồn vốn gia đình tích cóp để đầu tư mua đất, san lấp mặt bằng, mua máy móc, thuê nhân công… sản xuất và kinh doanh gạch không nung. 

Khi ấy, nhiều người hoài nghi và bố mẹ thì căn dặn "làm gì cũng nên cẩn thận” nhưng chị vẫn quyết tâm thực hiện. 

Tháng 5/2008, mẻ gạch đầu tiên được hoàn thành. Ban đầu, do một số công nhân mới làm chưa có kỹ thuật nên gạch sản xuất ra không được đẹp, nhiều người tiêu dùng còn e dè khiến sản phẩm bán chậm, hàng sản xuất ra cứ chất đống… 

Trước thực tế đó, chị Thanh và chồng đã đi từng hộ, từng công trình xây dựng trên địa bàn thị xã, các xã lân cận của huyện Văn Chấn, Trạm Tấu để chào hàng, thuyết phục người tiêu dùng sử dụng. 

Đồng thời, vừa làm vừa rút kinh nghiệm rồi chị Thanh nhận được hợp đồng cung cấp gạch cho một số hộ dân trong xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ dùng để xây tường rào bao quanh nhà theo chương trình xây dựng nông thôn mới ở xã Nghĩa An. 

Đến nay, sản phẩm gạch không nung của chị Thanh ngoài cung cấp cho các hộ mua xây dựng còn nhận được nhiều hợp đồng cho một số công trình cơ sở hạ tầng của thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn, huyện Trạm Tấu. Hiện, mỗi ngày cơ sở sản xuất gạch của chị Thanh sản xuất 5.000 viên; giải quyết việc làm ổn định cho 8 công nhân với mức lương trung bình 6 triệu đồng/1 tháng.  

Năm 2018, do nhu cầu của gia đình cần mở rộng thị trường cung ứng, quy mô sản xuất, cơ sở sản xuất gạch không nung của chị Thanh đã được hỗ trợ gần 53 triệu đồng theo chương trình khuyến công của tỉnh. 

Từ nguồn vốn hỗ trợ, chị đã đầu tư mua thêm 1 máy sản xuất gạch không nung trị giá 110 triệu đồng. Từ khi có thêm máy móc, sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn, ổn định chất lượng, lượng hàng xuất bán tăng hơn, thu nhập gia đình cũng khấm khá hơn trước.

Trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ hiện nay đang có thêm nhiều xưởng gạch không nung nên đã có sự cạnh tranh lớn. Do đó, dự định thời gian tới, chị Thanh sẽ đầu tư thêm máy móc để nâng tầm chất lượng, hạ giá thành sản phẩm... đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Thùy Hương - Xuân Thắng (Trung tâm TT và VH thị xã Nghĩa Lộ)

Các tin khác
Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Từ cây quế trung bình hàng năm gia đình ông Hoàng Văn On thu nhập trên 800 triệu đồng.

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.

Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục