Ông Phử ở Sài Lương

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/12/2018 | 7:55:27 AM

YBĐT - Ông Giàng A Phử, người Mông ở thôn Sài Lương 4, xã An Lương, huyện Văn Chấn đã vận động dân bản định canh, định cư, không phá rừng làm nương rẫy; tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế như: trồng rừng, trồng quế, trồng thảo quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm. 

Bản thân và gia đình gương mẫu cũng là người hiểu biết về văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán dân tộc; có mối liên hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc và cộng đồng dân cư; có khả năng quy tụ, tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số trong phạm vi nhất định bằng lời nói, qua việc làm, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng và làm theo. Những điều ấy có ở ông Giàng A Phử, người Mông ở thôn Sài Lương 4, xã An Lương, huyện Văn Chấn. 

Ông đã vận động dân bản định canh, định cư, không phá rừng làm nương rẫy; tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế như: trồng rừng, trồng quế, trồng thảo quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ông Phử cho biết, những năm qua, gia đình ông đã trồng rất nhiều quế. Hiện nay, ông không thể nhớ được diện tích quế của mình có bao nhiêu héc-ta. 

Năm 2016, gia đình ông đã bán lứa quế đầu tiên thu về trên 1 tỷ đồng, từ đó, đến nay, mỗi năm, ông chặt tỉa cũng thu về trên 100 triệu đồng/năm. Ngoài ra, diện tích lúa và ngô cũng cho gia đình ông thu hoạch được 2,5 - 3 tấn lúa, 2 - 2,5 tấn ngô mỗi vụ. 

Đến nay, diện tích cây quế trên địa bàn thôn Sài Lương 4, xã An Lương đã đạt trên 60 ha. Nhiều hộ đã có điều kiện làm nhà mới, mua sắm tiện nghi gia đình, phương tiện sản xuất như: ô tô, máy tuốt lúa, máy xay xát… 

Ông không những vận động nhân dân trong thôn mà còn cả các thôn xung quanh đóng góp tiền, ngày công để tu sửa đường giao thông liên thôn. Nhờ thế, cuộc sống của người dân thôn Sài Lương 4 ngày càng ấm no.

Ông Phử chia sẻ, để người dân tin và nghe theo, trước hết mình phải làm gương, lời nói phải đi đôi với việc làm. Thực hiện cuộc vận động "Mỗi người uy tín là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, bản thân ông luôn gương mẫu chấp hành và thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định chung của địa phương, chủ động gương mẫu đi đầu trong phong trào xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. 

Tích cực vận động bà con giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, từng bước vận động xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, thực hiện tốt các quy ước, hương ước của thôn, bản. Vận động anh, em trong dòng họ tích cực tham gia xây dựng Hội Khuyến học của dòng họ Giàng tại xã An Lương; vận động con cháu tích cực chăm chỉ học hành, không bỏ học. 

Đến nay, phong trào khuyến học, phong trào học tập của dòng họ Giàng đã đạt nhiều thành tích đáng khích lệ. Dòng họ đã có nhiều con em đi học các trường chuyên nghiệp, nhiều người ra trường đã tham gia công tác trong các cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang... 

Bằng trách nhiệm của mình trước dân bản, ông tự hào được nhân dân tín nhiệm, tin yêu, quý trọng.   

Đỗ Nam

Các tin khác
Từ cây quế trung bình hàng năm gia đình ông Hoàng Văn On thu nhập trên 800 triệu đồng.

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.

Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục