Người tiên phong trồng chanh leo ở bản Tiên Đồng

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/7/2019 | 8:06:27 AM

YênBái - Bà Đặng Thị Sâm là người tiên phong trồng chanh leo ở thôn Tiên Đồng, xã Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn. Từ mô hình này, năm 2019, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái phối hợp với UBND huyện Văn Chấn và các phòng chuyên môn huyện chọn điểm, chọn hộ thực hiện mô hình liên kết sản xuất chanh leo (giống Lạc tiên LPH04) quy mô 25 ha với 82 hộ tham gia.

Bà Sâm cho biết: "Đối với địa hình, khí hậu, đất đai của địa phương phù hợp với các cây trồng như: cam, chanh, dưa, mận… nhưng do cuộc sống khó khăn nên tìm loại cây mới cho hiệu quả cao hơn là điều cần nghĩ tới”.

Sau khi đến xã Mường Gio, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La tham quan mô hình trồng chanh leo (còn gọi là chanh dây, lạc tiên, mác mác), thấy giống cây này hợp với thổ nhưỡng địa phương mà lại cho giá trị thu nhập cao, đầu tháng 5/2018, bà đã mua 120 bầu cây chanh leo (giống Đài Loan tím) về trồng trên diện tích 5,5 sào.

Học mót kỹ thuật của các hộ ở Mường Gio rồi được cán bộ khuyến nông viên tư vấn thêm về cách trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch quả, sau 3 tháng, vườn chanh đã bói hoa và cho quả, các lứa quả chín gối nhau cho thu thành từng đợt. 

Sang năm thứ hai, nhờ chăm sóc tốt và phù hợp khí hậu, cây sai quả, ước tính trung bình 1 sào cho thu từ 5 - 7 tấn quả, giá thị trường 17.000 - 18.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư bà lãi trên 200 triệu đồng/năm.

Từ mô hình này, năm 2019, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái phối hợp với UBND huyện Văn Chấn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông thôn huyện chọn điểm, chọn hộ thực hiện mô hình liên kết sản xuất chanh leo (giống Lạc tiên LPH04) quy mô 25 ha với 82 hộ tham gia. 

Trong đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện 7 ha, 48 hộ; huyện Văn Chấn thực hiện 18 ha, 34 hộ tại các xã: Thượng Bằng La, Phù Nham. Trước khi trồng cây, các hộ được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại theo quy trình kỹ thuật trồng chanh leo của Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn về sản phẩm của đơn vị liên kết thu mua và định hướng thâm canh theo quy trình kỹ thuật thực hành nông nghiệp tốt. Trong quá trình triển khai thực hiện, cán bộ kỹ thuật luôn hướng dẫn các hộ kiểm tra, theo dõi, chăm sóc... 

Đến nay, sau 3 tháng thực hiện mô hình, cây chanh leo sinh trưởng phát triển tốt, không xuất hiện sâu bệnh hại, đã leo giàn, ra hoa và cho quả chín, sản lượng quả thu ước đạt 20 tấn/ha. Chủ động bao tiêu sản phẩm cho nông dân, UBND xã Phù Nham đã thành lập Tổ sản xuất chanh leo để kết nối, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc.

Chanh leo được hy vọng sẽ là cây trồng mới cho hiệu quả kinh tế cao và mô hình này có thể nhân rộng theo chuỗi liên kết giá trị nhằm sản xuất ra sản phẩm hàng hóa sạch, an toàn, hướng tới sản xuất bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân theo mục tiêu của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái.

Phạm Thị Hằng (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái)

Các tin khác
Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Từ cây quế trung bình hàng năm gia đình ông Hoàng Văn On thu nhập trên 800 triệu đồng.

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.

Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục