Kỷ niệm của người lính cứu hỏa

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/7/2019 | 8:10:01 AM

Vốn là người lính cứu hỏa nhưng anh được mọi người nhớ nhiều nhất đến hình ảnh anh lao mình xuống dòng nước cứu sống một cháu bé người Mường khỏi bị đuối nước và sau này được nhận làm bố nuôi của cháu.

Tham gia lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy – cứu nạn, cứu hộ (PCCC-CNCH), Công an tỉnh Yên Bái từ năm 1999, Thượng úy Ngô Quang Nam có cơ hội rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành.

Từ nột thanh niên trẻ, nhờ ý thức vươn lên, được đồng chí, đồng đội giúp đỡ, anh đã tiến bộ không ngừng. Vượt qua khó khăn của cuộc sống gia đình, anh luôn yên tâm công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được đồng chí, đồng đội tin yêu, được các cấp khen thưởng nhiều giấy khen, bằng khen, huy chương… 

Cảnh sát làm nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy - cứu nạn, cứu hộ đòi hỏi phải rèn luyện vất vả, thường xuyên đối mặt với nguy hiểm nhưng các anh cũng rất dũng cảm, chiến đấu quên mình. Thượng úy Ngô Quang Nam đã cùng đồng chí, đồng đội tham gia cứu chữa hàng chục vụ cháy lớn nhỏ, bảo vệ tính mạng tài sản của Nhà nước và nhân dân; tham gia giúp dân sơ tán, khắc phục hậu quả thiên tai bão lũ với những trận lụt lịch sử ở Ba Khe (Văn Chấn), Mù Cang Chải, Văn Yên, Trấn Yên, Nghĩa Lộ, thành phố Yên Bái. Lao vào đám cháy, băng vào dòng nước lũ hay thức trắng đêm  đắm mình trong nước… khó khăn, vất vả và nhiều nguy hiểm nữa nhưng anh và đồng đội của mình đã có sức khỏe, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hơn cả là tinh thần "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” của người chiến sỹ cảnh sát nhân dân. 

Với Thượng úy Ngô Quang Nam, kỷ niệm sâu sắc trong suốt 20 năm công tác trong ngành là buổi chiều ngày 9/7/2017, trong lúc đang chạy bộ rèn luyện thể lực tại khu vực bờ kè suối Nung, đoạn thuộc thôn Ả Thượng, xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ, anh bỗng nghe thấy tiếng kêu cứu. Thấy vậy, anh đã chạy nhanh tới nơi và phát hiện có 2 bé trai tắm suối không có người lớn kèm, trong đó có 1 bé bị dòng nước xiết đang cuốn ra xa và chìm dần. Anh đã lao mình xuống dòng suối, đón đầu dòng chảy và túm được cháu bé đưa vào bờ. 

Khi đó, tình trạng cháu bé toàn thân tím tái không nói, khóc được. Ngay lập tức, anh đã vận dụng những kiến thức được học và tập huấn sơ cấp cứu tại chỗ, mấy phút sau cháu bé ho, khóc được và dần tỉnh lại. 

Tiếp đó, anh đã bế cháu bé bị nạn về tận nhà. Khi đến nhà, anh mới biết cháu tên là Hoàng Thanh Du, 6 tuổi, bố mẹ cháu tên là Hoàng Văn Nơi và Hoàng Thị Thắm đều là dân tộc Mường ở tại thôn Ả Thượng, xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ. Sau khi giao cháu bé cho gia đình, anh Nam về đơn vị và sáng hôm sau, gia đình và họ tộc nhà cháu bé đến đơn vị cảm ơn và xin nhận anh là bố nuôi của cháu (theo phong tục của người dân tộc Mường). 

Song, vì điều kiện công tác nên anh Nam xin nhận kết nghĩa với anh Nơi là bố cháu Du và từ đó giữa hai gia đình trở nên thân thiết. Được biết, sau khi cứu sống cháu bé bị lũ cuốn ở xã Nghĩa Phúc, Thượng úy Ngô Quang Nam đã được Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh biểu dương, khen thưởng. Nhận những lời chúc mừng tốt đẹp từ các cấp lãnh đạo, từ đồng chí, đồng đội, Thượng úy Ngô Quang Nam tự hào bởi mình đã, đang và sẽ cùng với các đồng chí, đồng đội tô thắm thêm truyền thống lịch sử anh hùng của lực lượng Cảnh sát nhân dân.

Lê Phiên

Các tin khác
Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Từ cây quế trung bình hàng năm gia đình ông Hoàng Văn On thu nhập trên 800 triệu đồng.

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.

Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục