Anh Nguyễn Ngọc Lợi làm giàu từ nghề mộc

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/1/2020 | 8:02:04 AM

Sinh năm 1993, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Nguyễn Ngọc Lợi ở thôn Quẽ Ngoài, xã Yên Thái, huyện Văn Yên quyết định theo đuổi đam mê với nghề mộc. Lý do đơn giản là "yêu thích việc cầm đục, cầm bào để tạo ra những sản phẩm, những nét hoa văn độc đáo từ những khúc gỗ vô tri vô giác".

Xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất của Nguyễn Ngọc Lợi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất của Nguyễn Ngọc Lợi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Khi được hỏi cơ duyên nào đưa anh đến với nghề này, anh Lợi cho biết: "Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã yêu thích việc cầm đục, cầm bào để tạo ra những sản phẩm, những nét hoa văn độc đáo từ những khúc gỗ vô tri vô giác. Vì thế, những ngày trong quân ngũ, tôi đăng ký học nghề mộc. Được tìm hiểu nhiều về nghề, tôi lại càng say mê và quyết tâm biến ước mơ có một xưởng đồ gỗ thành hiện thực”. 

Để làm được điều đó, Nguyễn Ngọc Lợi không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, thường xuyên cập nhật những mẫu mã mới phù hợp với thị hiếu khách hàng. Tự học hỏi vẫn chưa đủ, anh còn đi học nâng cao tay nghề tại Vĩnh Phúc. Đến năm 2016, anh quyết định vay mượn anh em bạn bè để có vốn mở xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất. Cơ sở của anh tập trung chủ yếu sản xuất các mặt hàng: đồ thờ, bàn ghế, giường, tủ, kệ trang trí... 

Ngoài những mẫu mã của xưởng, anh còn nhận làm những mẫu đặt theo yêu cầu của khách. Với sự cần cù, khéo léo, học hỏi không ngừng, Nguyễn Ngọc Lợi đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm được thị trường ưa chuộng. Nhớ lại từ những ngày đầu lập nghiệp, anh chia sẻ: "Thời gian đầu, xưởng sản xuất của tôi gặp không ít khó khăn như quy mô nhỏ, thiếu vốn đầu tư máy móc, thiết bị, sản phẩm làm ra chưa đáp ứng được thị trường tiêu thụ. Nhưng càng khó khăn, tôi lại càng tự nhủ bản thân không bao giờ được nản chí”. 

Nhờ sự nhạy bén trong tiếp cận thị trường, đa dạng hóa các mẫu mã, mặt hàng cùng ý chí quyết tâm, nghị lực vươn lên, Nguyễn Ngọc Lợi đã dần tạo được uy tín trên thị trường, đáp ứng được yêu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. 

Có thị trường ổn định, anh Lợi đã mạnh dạn đầu tư thêm máy móc hiện đại, phục vụ cho sản xuất. Tới nay, xưởng của anh dần tạo ra những sản phẩm có mẫu mã đẹp, độ bền cao, giá thành hợp lý, thu hút khách đều đặn, tổng doanh thu mỗi năm đạt hàng trăm triệu đồng và tạo việc làm ổn định cho 2 lao động với mức lương từ 4 - 6 triệu đồng/tháng. 

Đặc biệt, năm 2019, anh đã thành lập hợp tác xã sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ với 4 thành viên có chung niềm đam mê với nghề mộc để cùng chia sẻ kinh nghiệm, mở rộng thị trường, từng bước đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, thành công bước đầu của Nguyễn Ngọc Lợi đã mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế ngay trên chính mảnh đất quê hương. 

Bảo Linh

Tags Anh Nguyễn Ngọc Lợi làm giàu từ nghề mộc xã Yên Thái huyện Văn Yên

Các tin khác
Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Từ cây quế trung bình hàng năm gia đình ông Hoàng Văn On thu nhập trên 800 triệu đồng.

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.

Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục