Ông Thìn hòa giải

  • Cập nhật: Thứ năm, 12/3/2020 | 8:09:32 AM

YênBái - Ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với ông chính là cách truyền đạt nhẹ nhàng, đơn giản nhưng đi vào lòng người và khiến người nghe có thể cảm nhận được tình cảm chân thành và đặc biệt là tinh thần trách nhiệm cao trong công tác hòa giải ở cơ sở mà ông đảm nhận kể từ năm 2009 đến nay.

Sinh ra và lớn lên tại thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, ông Nguyễn Xuân Thìn sinh năm 1951, từng trải qua nhiều công việc khác nhau. Năm 2009, sau khi nghỉ chế độ, ông Thìn làm Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban Công tác mặt trận thôn 5 nay là tổ dân phố 9.

Với phương châm "lắng nghe nhiều hơn nói”, hơn 10 năm tham gia công tác hoạt động hòa giải ở cơ sở, Tổ trưởng Tổ hòa giải, ở vị trí nào, ông cũng mang tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt tình, luôn được nhân dân, cán bộ, đảng viên ở địa phương tin tưởng, yêu mến. 

Ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với ông chính là cách truyền đạt nhẹ nhàng, đơn giản nhưng đi vào lòng người và khiến người nghe có thể cảm nhận được tình cảm chân thành và đặc biệt là tinh thần trách nhiệm cao trong công tác hòa giải ở cơ sở mà ông đảm nhận kể từ năm 2009 đến nay. 

Tổ hòa giải tổ dân phố số 9 hiện có 7 thành viên. Nhiều năm trở lại đây, trên địa bàn tổ dân phố không xảy ra các vụ việc phức tạp. Chủ yếu các vụ việc mâu thuẫn nhỏ liên quan đến tranh chấp đất đai, mẫu thuẫn gia đình, quyền thừa kế… Bình quân hàng năm xảy ra 4 - 5 vụ việc và số vụ đều giảm dần qua từng năm. 

Cụ thể, những năm 2009-2010, xảy ra nhiều mâu thuẫn trong gia đình dẫn đến ly hôn, phân chia tài sản, tranh chấp ranh giới đất đai. Năm 2018, xảy ra 3 vụ và năm 2019, không xảy ra vụ việc nào. 100% số vụ đều được hòa giải thành ngay tại cơ sở và không có khiếu kiện vượt cấp. 

Để có kết quả trên, trong quá trình hòa giải vụ việc, bản thân ông cùng với các thành viên trong tổ hòa giải đã nghiên cứu các tài liệu về pháp luật thừa kế, đất đai và các tài liệu hướng dẫn về nghiệp vụ hòa giải. Trên cơ sở tình cảm, đạo lý, tình làng nghĩa xóm, ông đã đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục các bên nhằm thỏa mãn ý chí nguyện vọng của các bên, đi đến thống nhất, hòa hợp, đoàn kết, không còn mẫu thuẫn.

Chia sẻ kỷ niệm về vụ việc hòa giải làm ông nhớ nhất, đó là vụ việc 2 gia đình ông K. và ông T. ở liền kề nhau, phân chia ranh giới bằng một hàng chè và cây cọ trồng lâu năm. Mâu thuẫn xảy ra khi ông T. chia cho gia đình con gái một mảnh đất để làm nhà, tiếp giáp với gia đình ông K. 

Tuy nhiên, khi gia đình con gái ông T. xây nhà, muốn chặt cây cọ vì lo lắng nếu có gió bão khiến đổ vào nhà nhưng ông K. không đồng ý vì cho rằng cây cọ thuộc sở hữu của gia đình mình. Tranh chấp xảy ra, 2 gia đình không tự giải quyết được có thể dẫn đến xô xát. 

Nắm bắt sự việc, ông Thìn cùng ban công tác mặt trận và tổ hòa giải đã vào cuộc, gặp gỡ 2 bên gia đình, tìm hiểu nội dung sự việc, quan điểm của cả 2 gia đình. Trong khi tiếp xúc với các thành viên của mỗi gia đình, các thành viên tổ hòa giải và bản thân ông Thìn đã dùng lời lẽ thấu tình đạt lý, thái độ thân mật, gần gũi làm cho không khí lắng xuống và thuyết phục các bên nhất trí thỏa thuận, hòa giải thành công, tình làng nghĩa xóm được gìn giữ. 

Trải qua hơn 10 năm làm công tác hòa giải, ông Nguyễn Xuân Thìn đã rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu. Trước tiên, bản thân ông và gia đình phải gương mẫu, chấp hành pháp luật; tiếp đó là tích cực tham gia các lớp tập huấn về nghiệp vụ hòa giải, các quy định của pháp luật liên quan đến các vấn đề phát sinh tại cơ sở, từ đó vận dụng các văn bản pháp luật áp dụng vào công tác hòa giải. 

Các thành viên trong tổ hòa giải phải là những người nhiệt tình, tâm huyết và trách nhiệm với công việc của mình. Trước mỗi sự việc xảy ra, tổ hòa giải cần nắm bắt được tình hình thực tế và xuất phát từ tình cảm, tình làng nghĩa xóm, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

Với những thành tích đã đạt được, nhiều năm liền, ông Thìn và tổ hòa giải tổ dân phố 9 đã góp phần tích cực vào việc ổn định chính trị, tư tưởng, an ninh trật tự ở khu dân cư; đồng thời, góp phần vào thành tích chung 5 năm liền đạt khu dân cư văn hóa; tổ hòa giải được UBND huyện Trấn Yên và UBND thị trấn Cổ Phúc khen thưởng.

Thu Phượng - Kim Oanh

Các tin khác
Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Từ cây quế trung bình hàng năm gia đình ông Hoàng Văn On thu nhập trên 800 triệu đồng.

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.

Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục