Phạm Thị Vượng - nữ doanh nhân giàu lòng nhân ái

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/10/2021 | 7:49:32 AM

YênBái - Là phụ nữ nhưng chọn bắt đầu con đường kinh doanh bằng nghề mà thường "chỉ có đàn ông mới làm" nhưng chữ "giàu" ở chị chính bởi sự "cho đi" ấm áp của trái tim phụ nữ.

Chị Phạm Thị Vượng (thứ 2, phải sang) cùng chị em Hội Nữ doanh nhân tỉnh thăm hỏi, tặng quà Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
Chị Phạm Thị Vượng (thứ 2, phải sang) cùng chị em Hội Nữ doanh nhân tỉnh thăm hỏi, tặng quà Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

Nữ doanh nhân Phạm Thị Vượng - Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh Yên Bái bắt đầu phát triển hoạt động kinh doanh trong ngành xây dựng. Đó là ngành nghề mà thường chỉ có đàn ông mới làm nên thực sự có nhiều thử thách với bản thân.

"Công việc làm cầu, đường giao thông và thủy lợi, xây dựng nhà trường, trạm y tế… ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh phải nói là rất nhiều khó khăn. Nhưng rồi sau khi công trình hoàn thành, mình cũng thấy vui và tự hào lắm. Có những lúc công trình nhiều, lại rải rác ở hầu hết các huyện, thị nên rất vất vả nhưng mình luôn cố gắng vì xác định việc gì nam giới làm được thì phụ nữ mình cũng phải làm được. Thế là mình lại quyết tâm, không chịu thua kém các doanh nghiệp do nam giới làm chủ” - chị Vượng chia sẻ phương châm, niềm tin giúp bản thân vượt qua khó khăn, vất vả trong công việc. 

Sau 18 năm làm doanh nghiệp xây dựng, nữ doanh nhân Phạm Thị Vượng đã gặt hái được thành công trong cuộc sống, con cái học hành phương trưởng, gia đình tích lũy được ít vốn và mở nhà hàng Đại Vượng phục vụ ăn uống tại thành phố Yên Bái. 

"Trải qua những năm tháng hoạt động kinh doanh, tôi hiểu rằng, để thành công với vai trò quản lý doanh nghiệp, rất cần đến sự tự tin vào bản thân, tâm huyết với công việc, đồng thời nắm vững thị trường và sáng tạo trong xử lý công việc” - bí quyết thành công mà chị Vượng đúc rút ra cho bản thân mình là vậy. 

Thành công, thành đạt, nữ doanh nhân Phạm Thị Vượng càng thêm "giàu có” bởi tấm lòng nhân ái, sẻ chia với cộng đồng. Trong những năm tháng làm nghề xây dựng công trình, đi đến đâu gặp người dân khó khăn, chị Vượng lại sẵn lòng giúp đỡ họ từ đồ dùng, vật dụng trong gia đình, manh quần, tấm áo, gạo, mì tôm..., cho đến góp công, góp của cùng bà con nông thôn vùng sâu, vùng xa mở mới những con đường, xây dựng những cây cầu qua suối. 

"Nhìn những con đường bê tông khang trang đẹp đẽ ngày càng nối dài thêm vẽ lên bức tranh đẹp đẽ của bản làng, những cây cầu giúp người dân vơi bớt bao hiểm nguy rình rập mùa nước lũ, trong lòng tôi càng thấy nhiều ý nghĩa của công việc từ thiện, mong muốn góp thêm phần nhỏ bé của mình để người dân được hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn”.

Trong phong trào cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới, được tham gia xây dựng các công trình trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, bê tông hóa đường giao thông nông thôn, nữ doanh nhân Phạm Thị Vượng đã hỗ trợ xây dựng các công trình hàng trăm triệu đồng. 

Ở địa phương nơi gia đình sinh sống, chị đã nhiều năm đồng hành cùng Hội Chữ thập đỏ thành phố Yên Bái, Hội Chữ thập đỏ phường, Hội Phụ nữ phường quan tâm chia sẻ giúp đỡ những gia đình khó khăn, người khuyết tật, trẻ em nghèo mồ côi dịp lễ tết, ngày thương binh - liệt sĩ, dịp khai giảng năm học mới… 

Trong Hội Nữ doanh nhân tỉnh, trên cương vị là Phó Chủ tịch Hội phụ trách công tác từ thiện nhân đạo, với tấm lòng nhân ái vốn có, chị Vượng càng thêm nhiệt huyết cùng chị em nữ doanh nhân hàng năm đóng góp hàng tỷ đồng cho công tác từ thiện, nhân đạo, sẻ chia, lan tỏa yêu thương với cộng đồng, giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống. 

Thu Hạnh

Tags Nữ doanh nhân doanh nghiệp vùng sâu vùng xa nông thôn mới Chữ thập đỏ

Các tin khác
Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Từ cây quế trung bình hàng năm gia đình ông Hoàng Văn On thu nhập trên 800 triệu đồng.

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.

Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục