Bí thư chi bộ đồng thời là trưởng ban công tác mặt trận ở Yên Bình: Tròn cả hai vai!

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/6/2022 | 7:49:46 AM

YênBái - Từ một sĩ quan làm công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội, về nghỉ chế độ năm 2013, đồng chí Nguyễn Văn Thống đã nhiệt tình tham gia công tác tại địa phương, giữ chức vụ Chi ủy viên, Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ dân phố.

Khi bí thư chi bộ đồng thời là trưởng ban công tác mặt trận sẽ thuận hơn trong vận động nhân dân. (Trong ảnh: Nhân dân thôn Hương Giang, xã Đại Đồng tham gia lao động xây dựng nhà văn hóa).
Khi bí thư chi bộ đồng thời là trưởng ban công tác mặt trận sẽ thuận hơn trong vận động nhân dân. (Trong ảnh: Nhân dân thôn Hương Giang, xã Đại Đồng tham gia lao động xây dựng nhà văn hóa).

Từ năm 2017 đến nay, đồng chí vừa đảm nhiệm chức vụ Bí thư, vừa làm Trưởng ban Công tác Mặt trận tại tổ 6, thị trấn Yên Bình. Với trình độ lý luận và kinh nghiệm công tác, bằng uy tín, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm, đồng chí Nguyễn Văn Thống cùng tập thể Chi bộ đề ra nhiều chủ trương đúng đắn, lãnh đạo quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi toàn diện các chỉ tiêu, kế hoạch. 

Chi bộ tổ 6 nhiều năm liền đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh; hai năm liền (2020 - 2021) đạt danh hiệu Chi bộ tiêu biểu. Đặc biệt, Chi bộ tổ dân phố số 6 được Đảng ủy thị trấn Yên Bình tập trung xây dựng phấn đấu trở thành "Chi bộ kiểu mẫu”. 

Đồng chí Vũ Thanh Tùng - Phó Bí thư Đảng ủy thị trấn Yên Bình cho biết: "Kỳ Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2022 - 2025 vừa kết thúc, trong tổng số 13 chi bộ tổ dân phố của thị trấn thì tại 12 chi bộ, đồng chí bí thư đồng thời là trưởng ban công tác mặt trận. Đây là mô hình hay, phát huy hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác Đảng, công tác lãnh đạo tại địa bàn cơ sở”.  

Tính đến thời điểm 1/6/2022, Đảng bộ huyện Yên Bình có 45 đảng bộ, chi bộ cơ sở (31 đảng bộ cơ sở, 14 chi bộ cơ sở), có 304 chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, trong đó: có 177 chi bộ thôn, tổ dân phố; 15 chi bộ cơ quan hành chính, 67 chi bộ đơn vị sự nghiệp, 10 chi bộ doanh nghiệp, hợp tác xã, 35 chi bộ công an, quân sự với 6.635 đảng viên. 

Xác định rõ trong quá trình thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nói chung và góp phần để huyện Yên Bình sớm trở thành huyện nông thôn mới (NTM) giàu mạnh, văn minh theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra, người lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng có vai trò rất quan trọng. 


Lãnh đạo Đảng ủy và Mặt trận Tổ quốc thị trấn Yên Bình trao đổi với đồng chí Bí thư Chi bộ Tổ dân phố số 6 về nhiệm vụ xây dựng "Chi bộ kiểu mẫu”. 

Thực tiễn cho thấy, cơ sở là cấp chủ yếu đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân và tổ chức thực hiện, làm cho đường lối, chủ trương, chính sách thành hiện thực. 

Đó cũng là nơi kiểm nghiệm, khẳng định tính đúng đắn của đường lối, chính sách, đóng góp những kinh nghiệm để bổ sung, hoàn chỉnh đường lối, chính sách. Người đứng đầu cấp ủy có vai trò quyết định đến năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; là hạt nhân đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động trong đảng bộ, chi bộ cơ sở. 

Trong những năm qua, lãnh đạo các tổ chức cơ sở đảng thuộc huyện Yên Bình luôn bám sát hướng dẫn, chỉ đạo của cấp ủy cấp trên và căn cứ vào điều kiện cụ thể của cơ sở đã kịp thời cụ thể hóa để đề ra các chủ trương, giải pháp đúng đắn, kịp thời để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện. Chỉ đạo chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ theo tinh thần nghị quyết đại hội cấp cơ sở đề ra; có kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể, thời gian hoàn thành cho các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện; thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện. Đồng thời, kịp thời biểu dương, khen thưởng những đơn vị làm tốt và phê bình, nhắc nhở những tập thể, cá nhân không thực hiện tốt.

Quán triệt Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Trung ương Đảng (khóa XII) Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trong nhiệm kỳ 2017 - 2020, Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo bố trí phương án nhân sự bí thư, phó bí thư chi bộ là trưởng thôn, tổ dân phố: 103/284 chi bộ, đạt 36,3%; bí thư, phó bí thư chi bộ là trưởng ban công tác mặt trận: 57/284 chi bộ, đạt 20,1%; bí thư chi bộ là lãnh đạo cơ quan, đơn vị: 99/99 chi bộ, đạt 100%. 

Nhiệm kỳ 2020 - 2022, Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo bố trí phương án nhân sự bí thư, phó bí thư đồng thời là  trưởng thôn: 166/287 chi bộ, đạt 57,84%; bí thư, phó bí thư chi bộ là trưởng ban công tác mặt trận 170/287 chi bộ, đạt 59,23%; bí thư chi bộ là lãnh đạo cơ quan, đơn vị: 92/92 chi bộ đạt 100%. 

Nhiệm kỳ 2022 - 2025, Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo bố trí phương án nhân sự bí thư, phó bí thư đồng thời là trưởng thôn: 175/177 chi bộ đạt 98,87% (còn lại 2 chi bộ chi ủy viên đồng thời là trưởng thôn); bí thư, phó bí thư chi bộ là trưởng ban công tác mặt trận 176/177 chi bộ đạt 99,4%; bí thư chi bộ là lãnh đạo cơ quan, đơn vị: 127/127 chi bộ đạt 100%.

Đồng chí Nguyễn Dũng Giang - Phó Bí thư Huyện ủy Yên Bình cho biết: "Thực hiện chủ trương bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận tại địa phương có nhiều thuận lợi và không ít khó khăn. Về thuận lợi, khi đồng chí bí thư kiêm trưởng ban công tác mặt trận sẽ nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, tinh giản bộ máy, đưa chủ trương, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống nhanh, hiệu quả; đồng thời phát huy vai trò năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của người đứng đầu".

"Mặt khác, cán bộ kiêm nhiệm được tăng thêm phụ cấp nên đã tập trung cao hơn vào công việc, ổn định cuộc sống gia đình. Bên cạnh đó, khi thực hiện mô hình kiêm nhiệm, đòi hỏi cán bộ vừa phải am hiểu công tác Đảng, vừa am hiểu công tác đoàn thể và uy tín trong nhân dân. Ban công tác mặt trận thực hiện chức năng giám sát, trong khi đó bí thư chi bộ cũng là đối tượng chịu sự giám sát nên khi thực hiện nhiệm vụ được giao, cán bộ được bố trí kiêm nhiệm phải hiểu và nắm rõ chức năng nhiệm vụ để không dẫn đến việc "vừa đá bóng, vừa thổi còi". Ông Giang nói thêm. 

Đến nay, các chi bộ Đảng ở Yên Bình đã hoàn thành đại hội nhiệm kỳ 2022 - 2025. Qua đánh giá cho thấy, do công tác chuẩn bị nhân sự được chuẩn bị kỹ lưỡng, ứng cử viên đều là người có phẩm chất chính trị tốt, có năng lực lãnh đạo, có uy tín trong Đảng và trong nhân dân nên ứng cử viên đều trúng cử với tỷ lệ phiếu bầu rất cao, đồng chí tham gia cấp ủy, đảm nhiệm chức danh bí thư chi bộ hội đủ các điều kiện, khả năng tập hợp trí tuệ của tập thể, phát huy tinh thần trách nhiệm lãnh đạo và vận động quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách, nghị quyết đã đề ra. 

Nhằm phát huy vai trò của cấp ủy cơ sở, cá nhân đồng chí bí thư, đặc biệt khi bí thư đồng thời là trưởng ban công tác mặt trận, cấp ủy trên cơ sở và Huyện ủy Yên Bình cần có những giải pháp tiếp tục bồi dưỡng, đào tạo kiến thức, kỹ năng công tác Đảng, công tác vận động quần chúng, kỹ năng lãnh đạo để người bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận phát huy tối đa vai trò của mình, cân sức hai vai, vừa đề ra chủ trương đúng đắn, vừa lãnh đạo và vận động quần chúng nhân dân thực hiện chủ trương đó đạt kết quả cao nhất. 

Bí thư chi bộ đồng thời là trưởng ban công tác mặt trận đã phát huy hiệu quả rõ nét, đó không còn là mô hình mà đã nhân rộng tại nhiều xã, huyện, thị thành phố trong tỉnh. Bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn một số hạn chế, vì vậy, trong quá trình thực hiện chủ trương này, các cấp ủy Đảng cần nhìn nhận đánh giá, rút kinh nghiệm, phát huy kết quả đã đạt được, rút kinh nghiệm những hạn chế yếu kém, từ đó tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ngay từ địa bàn cơ sở một cách vững mạnh, để người lãnh đạo chủ chốt ở địa bàn cơ sở nói đi đôi với làm, vai trò trách nhiệm được đề cao hơn, cùng với tập thể lãnh đạo quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Lê Phiên

Tags Bí thư chi bộ trưởng ban công tác mặt trận Yên Bình hồ Thác Bà chi bộ doanh nghiệp hợp tác xã Nghị quyết số 18

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục