Thương binh Nguyễn Thành Dân làm kinh tế giỏi

  • Cập nhật: Thứ ba, 31/10/2023 | 11:15:23 AM

YênBái - Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thương binh tàn nhưng không phế”, ông Nguyễn Thành Dân ở thôn Thịnh Vượng, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên là một trong những gương thương binh điển hình vượt khó vươn lên phát triển kinh tế tại địa phương.

Thương binh Nguyễn Thành Dân chăm sóc, thu hái lá dâu tằm của HTX.
Thương binh Nguyễn Thành Dân chăm sóc, thu hái lá dâu tằm của HTX.

Năm 1979, tham gia cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc, ông Nguyễn Thành Dân đã gửi lại một phần xương máu của mình nơi chiến trường. Năm 1982, ông trở về địa phương và có gần 30 năm tham gia các chức vụ cán bộ chủ chốt ở địa phương. Trong chiến tranh cũng như trong thời bình, ông luôn đóng góp hết sức mình cho sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước. 

Năm 2020, ông nghỉ công tác tập trung vào phát triển kinh tế gia đình. Ông Dân cho biết, trước đây, kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn vì chỉ dựa vào mấy sào ruộng, lại thêm thương tật trên cơ thể thường xuyên tái phát, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, lao động và sinh hoạt thường ngày.  

Bằng đôi bàn tay và ý chí và quyết tâm vươn lên trong phát triển kinh tế, từ một hộ đầu tiên của xã tham gia trồng dâu nuôi tằm ở Quy Mông, năm 2021, ông Dân đã vận động các hộ trong thôn thành lập Hợp tác xã (HTX) trồng dâu nuôi tằm với 10 thành viên, đến nay đã tăng lên 23 thành viên. Hiện gia đình ông có gần 1 ha dâu, mỗi năm thu được trên 1 tấn kén, thêm thu mua trên 7 tấn kén cho bà con trong thôn và thuê đất trồng trên 1ha dâu, tạo việc làm thời vụ cho 7 lao động ở địa phương với thu nhập trên 4 triệu đồng/người/tháng. Lý do thuê thêm đất trồng dâu, ông Dần cho biết, tại địa phương có một số hộ vì hoàn cảnh khó khăn phải đi làm ăn xa, đất sản xuất bỏ hoang nên gia đình đã thuê lại để phát triển diện tích. Thêm vào đó, gia đình cũng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào việc sơ chế thức ăn cho tằm từ cây dâu. Từ phân tằm, áp dụng biện pháp kỹ thuật ủ làm phân bón cho cây dâu... 

Ngoài ra, ông còn trồng gần 1 ha quế từ 7 đến 10 năm tuổi, gần 100 cây bưởi Diễn… Mỗi năm trừ chi phí, gia đình thu về trên 200 triệu đồng. 

Không chỉ sản xuất giỏi, từng là cán bộ, nay là người có uy tín trong cộng đồng, ông luôn tuyên truyền, vận động bà con xây dựng đời sống văn hóa, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn; tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Ông sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ gia đình khó khăn trong thôn từng bước phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống.

Ông Trần Văn Chung - Chủ tịch UBND xã Quy Mông cho biết: "Ông Dân luôn là người tiên phong trong phát triển kinh tế tại địa phương, đi đầu trong việc thành lập HTX góp phần nâng cao chất lượng, quảng bá sản phẩm từ cây dâu tằm, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương. 

Cùng với đó, ông Dân còn tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tận dụng diện tích đất kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm. Ông Dân là thương binh gương mẫu "tàn nhưng không phế” đi đầu phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân tại địa phương”. 

Mô hình kinh tế của thương binh Nguyễn Thành Dân là một điển hình tiêu biểu của ý chí, tinh thần vượt khó vươn lên.

Hoài Văn

Tags Quy Mông Trấn Yên thương binh

Các tin khác
Người Yên Bái tự hào khi “Nghệ thuật Xòe Thái” được ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đa chiều, khách quan, hài hòa, tiếp nhận các giá trị mới tiến bộ trong đánh giá, nhìn nhận và xây dựng chiến lược phát triển văn hóa, xây dựng văn hóa gia đình trong thời kỳ mới chính là thiết thực góp phần xây dựng con người Yên Bái "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”.

Nữ thủ lĩnh thanh niên Hoàng Thị Hồng Thương vinh dự nhận Giải thưởng

Với sự năng động, sáng tạo và có nhiều cống hiến trong hoạt động Đoàn - Hội, chị Hoàng Thị Hồng Thương - Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) xã Đại Minh, huyện Yên Bình vinh dự là một trong 82 cán bộ hội được Hội LHTN Việt Nam trao tặng Giải thưởng “15 tháng 10" năm 2023 tại Chương trình kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam (15/10/1956-15/10/2023) vừa qua tại tỉnh Thái Nguyên.

Ông Lò Tuyên Dung dạy chữ Thái trong một lớp mở tại địa phương.

Là một người con dân tộc Thái sinh ra và lớn lên trên quê hương Nghĩa Lộ - Mường Lò giàu bản sắc văn hóa, ông Lò Tuyên Dung - người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở bản Chao Hạ 2, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ là người đã góp công lớn giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc.

Cựu chiến binh Bùi Văn Dần (bên phải) giới thiệu chăn nuôi trâu, bò của gia đình với lãnh đạo Hội Cựu chiến binh xã Xuân Ái.

Sau lần thất bại, việc vực dậy phát triển kinh tế sau dịch bệnh tưởng chừng như không thể, nhưng với nghị lực của người lính Cụ Hồ, cựu chiến binh (CCB) Bùi Văn Dần đã trở thành hộ khá giàu ở vùng quê Xuân Ái và được UBND huyện Văn Yên tặng giấy khen là công dân có thành tích tiêu biểu, điển hình trong học tập và làm theo Bác, giai đoạn 2021 - 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục