Yên Bái: Những gương sáng từ nghèo khó thành tỷ phú

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/11/2024 | 8:24:49 AM

YênBái - Bằng những con đường, cách thức khác nhau nhưng cùng một ý chí vươn lên, nhiều người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều thành quả trong phát triển kinh tế ngay trên mảnh đất quê hương, không những làm giàu cho bản thân mà còn là tấm gương để bà con theo đó mà học tập.

Anh Bàn Văn Minh ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên làm giàu từ quế.
Anh Bàn Văn Minh ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên làm giàu từ quế.

Từ nghèo khó trở thành tỷ phú, anh Bàn Văn Minh ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên vươn lên bằng sự kiên trì với cây trồng là thế mạnh của địa phương. Vốn liếng lập thân, lập nghiệp của anh Minh là tấm bằng đại học chuyên ngành kinh tế cùng với ý chí vượt đói nghèo thường trực trong suy nghĩ và 3 ha rừng mà bố mẹ để lại. Thấy rõ giá trị của cây quế - cây "vàng xanh” trên đất Văn Yên, tư duy của anh Minh là làm thế nào để nhân lên ngày một nhiều diện tích trồng quế của gia đình. 3 ha rừng bố mẹ cho, anh trồng hết thảy quế. Để giải bài toán không thể có thu nhập ngay từ quế, anh trồng quế thật mau để bóc tỉa dần. Vừa trồng quế, anh vừa thu mua vỏ quế thô để gia công xuất bán. Rồi có thêm ít vốn nào anh mua thêm đất trồng quế ít đó. 

Cứ nỗ lực từng chút một, nhất là những thời điểm khó khăn khi giá quế giảm mạnh, anh Minh vẫn xác định kiên trì gắn bó với cây trồng này. Cho đến nay, từ 3 ha quế năm xưa, anh đã có tới 50 ha quế, trong đó 45 ha đã và đang cho thu hoạch với nguồn thu khoảng 1 tỷ đồng/năm. "Diện tích quế 8, 10 hay 12 năm tuổi thì khai thác tỉa thưa; diện tích quế từ 25 - 30 năm tuổi thì khai thác trắng và trồng lại. 1 ha quế 15 năm tuổi đúng quy trình phải được 600 triệu đồng” - anh Minh chia sẻ. 

Những năm qua, anh Minh cũng chính là người tích cực tuyên truyền, vận động bà con trong thôn cùng trồng quế và tận tình chia sẻ với bà con về kỹ thuật trồng quế. Đến nay, Làng Câu 100% người dân đều trồng quế. Cây quế góp phần mang lại nguồn kinh tế tốt cho nhiều hộ gia đình trong thôn. Bây giờ, anh Minh chú trọng việc sản xuất quế sạch bằng việc chỉ phát cỏ dưới rừng trồng quế bằng dao và máy, không dùng thuốc trừ cỏ. Anh làm và tuyên truyền cho bà con cùng làm. 

Anh Bàn Tòn Lai - người thôn Làng Câu chia sẻ: "Trong thôn, anh Minh chính là tấm gương về phát triển kinh tế, ý chí vươn lên để bà con chúng tôi học tập. Học theo anh Minh trồng quế, nhiều gia đình trong thôn chúng tôi nay có kinh tế khá giả”.

Ở thôn Khuôn Pục, xã Minh Tiến, huyện Lục Yên, ông Nông Thanh Khoa - Bí thư Chi bộ thôn cũng chính là tấm gương trong phát triển kinh tế mà bà con noi theo. Năm 2018, ông đưa cây dưa hấu, dưa lê vào trồng thử nghiệm tại quỹ đất của gia đình và cho năng suất cao. Từ mô hình trồng dưa hấu, dưa lê của gia đình ông Khoa mà dần dần cây dưa hấu, dưa lê đã được nhân rộng ra các thôn trong xã và cả xã lân cận. 

Trong thôn Khuôn Pục đến nay đã thành lập Tổ hợp tác trồng dưa hấu, dưa lê do chính ông Khoa làm Tổ trưởng với 15 thành viên, năng suất đạt gần 19 tấn/ha, sản lượng gần 276 tấn/năm, thu hơn 1,9 tỷ đồng/năm. Từ năm 2022, gia đình ông Khoa còn làm mô hình chăn nuôi với 10 con bò sinh sản, qua 2 năm đã xuất bán bê con thu về hơn 180 triệu đồng. 
Ông Triệu Đình Khôi - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hợp, huyện Văn Yên cho hay: "Trong tuyên truyền, vận động bà con xóa đói, giảm nghèo, chúng tôi cũng lấy tấm gương của anh Bàn Văn Minh ở Làng Câu để làm gương, để người dân thấy không phải ở đâu xa xôi mà là người làm kinh tế giỏi ngay trên thôn bản, xã mình đấy thôi”.

Ở các địa phương, rất nhiều người dân tộc thiểu số bằng ý chí quyết tâm và sự nỗ lực không ngừng nghỉ đã trở thành những điển hình trong sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình, góp phần phát triển kinh tế tập thể. Có thể kể đến các điển hình như: bà Lý Thị Mùi, xã Yên Thành, huyện Yên Bình là Giám đốc Hợp tác xã Kinh doanh tổng hợp đã tạo việc làm cho 15 lao động với thu nhập ổn định mỗi tháng từ 4,5 - 6,5 triệu đồng; ông Lò Tiến Thành, xã Gia Hội, huyện Văn Chấn là Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Chè Shan tuyết Thành Luận, mỗi năm doanh thu đạt khoảng 150 - 250 triệu đồng, tạo việc làm cho 14 thành viên; ông Hờ A Di, bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình với 2 mô hình chăn nuôi và làm du lịch cộng đồng; bà Lò Thị Quyển, tổ 5, thị trấn Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải mạnh dạn đầu tư làm homestay, cho thu nhập tốt, tạo việc làm hàng tháng cho 4 - 5 lao động trên địa bàn… Những điển hình đó góp phần lan tỏa trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số về tinh thần vượt lên đói nghèo, tư duy mạnh dạn làm giàu.

Thu Hạnh

Tags Anh Bàn Văn Minh thôn Làng Câu xã Tân Hợp Văn Yên gương sáng từ nghèo khó thành tỷ phú

Các tin khác
Một giờ học của cô Nguyễn Thị Huyền và lớp 3A.

Bắt đầu giờ học với những khúc nhạc vui nhộn, được tặng sticker, đó là niềm mong chờ đầy hứng khởi của học trò ở Trường Tiểu học Trần Phú, huyện Văn Chấn, Yên Bái với cô Nguyễn Thị Huyền, giáo viên môn Tiếng Anh nhưng lại rất yêu công nghệ, đam mê sáng tạo. Mới đây, cô Huyền đã xuất sắc giành giải Đặc biệt tại Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử tiếng Anh - một thành tích đã không chỉ là ghi dấu ấn cá nhân.

Cô Hoàng Thị Mận trong giờ lên lớp.

Gần 30 năm đứng trên bục giảng và cũng bằng ấy năm cô giáo Hoàng Thị Mận, Trường Tiểu học và THCS số 1 Cảm Nhân, huyện Yên Bình luôn cống hiến hết mình, tích cực sáng tạo trong vai trò của “người đi gieo hạt” để khơi gợi niềm cảm hứng, niềm yêu thích học tập cũng như sự chủ động khám phá tri thức nơi học trò.

Ông Lường Đại Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) - Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn - người có uy tín thôn Pá Xổm, xã Phù Nham, thị xã Nghĩa Lộ tham gia đổ bê tông đường thôn.

Vượt qua nhiều khó khăn và thách thức, đến nay, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của Yên Bái đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Thành quả này có sự nỗ lực, đoàn kết, phấn đấu và đóng góp không nhỏ của đồng bào các dân tộc, trong đó có đội ngũ người có uy tín trong DTTS.

Chị Sin Thị Hương (ngoài cùng, bên trái) trao hỗ trợ máy cày cho người dân tộc thiểu số nghèo xã Hồng Ca.

Nhắc đến chị Sin Thị Hương - Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện Trấn Yên, những ai đã từng tiếp xúc hay làm việc đều dành cho chị tình cảm yêu mến, kính trọng. Tình cảm yêu mến, kính trọng có được bởi chị là một đảng viên gương mẫu, một cán bộ năng động, gần dân, sẵn sàng chia sẻ và kết nối với bà con đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong công việc và cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục