Duyên nghiệp với vùng cao
- Cập nhật: Thứ sáu, 20/6/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Qua câu chuyện tôi biết chị là Nguyền Thị Nga, hiệu trưởng trường mầm non Tú Lệ, xã Tú Lệ huyện Văn Chấn (Yên Bái), người đã có gần 15 năm gắn bó với những trẻ em nghèo vùng cao.
Giờ học của cô và trò trường mầm non Tú Lệ.
|
Ngày đầu lên với vùng cao thật bỡ ngỡ với một cô nữ sinh vùng thấp khi tròn 20 tuổi. Buổi sáng thay vì chuẩn bị bài vở chị Nga cùng các thày cô giáo khác phân công nhau đến từng nhà vận động học sinh ra lớp, chiều đến lại vào rừng vác nứa dựng trường lớp. "Khó khăn về nơi ăn chốn ở không cực bằng việc vận động con em đồng bào đến trường. Có khi đi bộ cả ngày trời mới đến được nhà một học sinh, nhưng đến rồi lại về không. Một lần không được thì hai lần, ba lần… Thêm một học sinh đến lớp là nhà trường thêm một thành công và chúng tôi có thêm niềm vui, niềm tin để bám lớp bám trường”- chị Nga tâm sự với chúng tôi.
Gắn bó và thấu hiểu cuộc sống khốn khó và còn lắm thiệt thòi của trẻ em vùng cao. Những lần vận động học sinh ra lớp thất bại càng nung nấu trong Nga quyết tâm làm chuyển biến nhận thức của đồng bào bằng chính tấm lòng tâm huyết của thầy cô. Hình ảnh những đứa trẻ lấm lem đứng chôn chân nơi dốc mắt đau đáu thèm thuồng nhìn đám bạn cùng bản theo chân cô giáo về trường cứ ám ảnh Nga.
Tấm lòng và những việc làm của cô giáo trẻ Nguyễn Thị Nga và các thầy cô giáo ở đây đã làm thức tỉnh trách nhiệm và làm chuyển biến nhận thức của đồng bào. Các gia đình đã hiểu được lợi ích của việc cho con em mình đến trường học chữ. Giờ đây, Nga và các cô giáo trong trường đã bớt đi phần nào những gian nan trong vận động chiêu sinh bởi nhiều gia đình người Thái ở Tú Lệ đã tự nguyện đưa con xuống trường học chữ; học sinh bản gần, bản xa đã yêu hơn, gắn bó hơn với thầy cô, với lớp, với trường.
Nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn cho mình. Năm 2006, chị Nga đã hoàn thành chương trình cao đẳng sư phạm; năm học 2006 - 2007 đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi của huyện Văn Chấn và năm học này, Nga vinh dự được chọn tham gia dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
Chắt chiu vốn sống, tri thức và cả tấm lòng mình cho con trẻ những mong mỗi mùa gieo chữ là một mùa thắng lợi, Nguyễn Thị Nga cùng tập thể giáo viên ở xã Tú Lệ vẫn ngày đêm âm thầm ươm những mầm chữ, con số trên mỗi bản làng xa xôi vì sự nghiệp giáo dục vùng cao Yên Bái.
Thanh Tân
Các tin khác
YBĐT - Theo chị Hoàng Thị Thư - Chủ tịch Hội Nông dân xã Liễu Đô, huyện Lục Yên (Yên Bái), chúng tôi về thôn Ngòi Kèn đến thăm gia đình anh Cù Văn Phục - một người đã vượt lên thương tật để vươn lên thoát nghèo.
YBĐT - Dám nghĩ dám làm, anh Hoàng Văn Tuấn ở thôn 6, xã Hợp Minh đã trở thành một triệu phú cá lúa ở Trấn Yên (Yên Bái)
YBĐT - “Những năm đầu nhận việc, không ít lần chị em không hiểu, chồng con không thông cảm khiến tôi nản chí, nản lòng muốn bỏ việc…”. Nhưng cái nản lòng của chị đã không thắng nổi tinh thần trách nhiệm muốn góp sức làm vơi bớt nhọc nhằn cho chị em thôn bản, nên chỉ là cái nản lòng trong chốc lát. Để rồi thấm thoát chị Hà Thị Liễn đã gắn bó với vai trò Hội trưởng chi hội phụ nữ kiêm cán bộ dân số bản Sang Thái, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ 12 năm nay.
YBĐT - Nói đến anh Trần Văn Bình, tổ 1B, phố Hồng Phú, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, mọi người thường khen ngợi, đó là một Bí thư Chi bộ nhiệt tình với công tác xã hội.