Chị Thi dân số

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/8/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Đó là cách gọi mà người dân xã Vân Hội, huyện Trấn Yên (Yên Bái) dành cho chị Hoàng Thị Thi - cán bộ chuyên trách dân số xã.

Từng là cộng tác viên dân số từ năm 1994, đến năm 2007 chuyển sang làm cán bộ chuyên trách dân số. Ngần ấy năm gắn bó với công tác dân số chị Thi đã vận động hàng trăm lượt chị em phụ nữ, nhất là đối tượng đẻ đông, đẻ dày thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ), giãn khoảng cách sinh và điều quan trọng hơn là góp phần giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên toàn xã.

Là xã vùng 3 nên ở Vân Hội, giao thông đi lại giữa các thôn, bản khó khăn và đồng bào dân tộc ít người chiếm gần 50% nên việc sinh đẻ không kế hoạch hầu như phổ biến trong các thôn. Nhiều gia đình có từ 5 – 6 con. Tuy vậy, với trách nhiệm của mình, chị Thi luôn nghĩ phải cố gắng làm sao để giảm mức sinh, giữ vững ổn định dân số. Đ

 

ể việc tuyên truyền có hiệu quả, hàng tháng, trong các buổi giao ban, chị đều lên kế hoạch cụ thể, thống kê rà soát những đối tượng đông con để cùng với đội ngũ công tác viên dân số thôn, bản đến từng nhà lựa lời khuyên nhủ, phân tích cho chị em hiểu những tác hại của việc đẻ đông, đẻ dày.

Đồng thời, vận động chị em tham gia các hoạt động như sinh hoạt nhóm, tổ, hội thông qua trao đổi, tư vấn cùng nhau tháo gỡ những khó khăn trong cuộc sống gia đình, bàn cách thức, giúp nhau phát triển kinh tế. Nhưng kết quả không phải lúc nào cũng theo ý muốn, có những thôn xa, khó khăn, nhiều thôn chưa được chia tách như bản Phạ hơn 100 hộ dân, tình trạng sinh đẻ không kế hoạch luôn là vấn nhức nhối trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó, đội ngũ cộng tác viên dân số mỏng thiếu kinh nghiệm nên việc vận động hầu như không hiệu quả.

Nhận biết được những hạn chế đó, hàng tháng chị Thi tích cực trao đổi kinh nghiệm với đội ngũ cộng tác viên dân số và tranh thủ lúc sáng sớm hoặc những buổi tối khi người dân có mặt ở nhà để vận động. Có khi một nhà phải đến vận động vài lần và mỗi lần thành công lại củng cố thêm niềm tin trong chị. Một tháng có khi đến 20 ngày chị đi cơ sở, nhiều khi vừa về tới nhà, lại tất tả sang xóm bên giúp sản phụ sinh nở. Nghe thôn nào có trường hợp sinh con thứ 3 trở lên, chị lại lặn lội đến tận nơi, tìm rõ ngọn ngành để có biện pháp vận động phù hợp trong thời gian tới.

Năm 2007, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giải thể và sáp nhập Uỷ ban Dân số gây nên tâm lý của một số cộng tác viên dân số không mặm mà, chán nản kéo theo một bộ phận người dân hiểu sai, cho rằng giải thể Uỷ ban Dân số tức là được tự do sinh đẻ. Không để tình trạng này kéo dài, một mặt động viên đội ngũ công tác viên dân số, mặt khác chị Thi phối hợp với cấp uỷ, chính quyền xã tổ chức các buổi giao ban tại các thôn, bản nói rõ cho người dân hiểu đúng bản chất của sự việc sáp nhập, giải thể để chị em cộng tác viên yên tâm làm việc và xã có hướng chỉ đạo công tác.

Với 18 năm lăn lộn với công tác dân số, vui có mà buồn cũng có, nhưng với chị tâm huyết nhất vẫn là giúp chị em đồng bào thiểu số nơi đây từng bước chuyển đổi được nhận thức trong công tác KHHGĐ và các hành vi có lợi cho sức khoẻ đã được thay thế cho những hủ tục lạc hậu xưa kia. Tỷ lệ phụ nữ đến khám phụ khoa tại trạm y tế xã ngày một tăng; tỷ lệ cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt trên 94%. Bản Vần, bản Khao là thôn xa, khó khăn nhất, nhưng nhiều năm qua tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tương đối cao, nay đã cam kết không có người sinh con thứ 3 trở lên.

Miệt mài với công việc, song chị Thi vẫn không quên làm tròn bổn phận của ngưồi vợ đảm đang, người mẹ hiền của những đứa con ngoan, học giỏi. Thành tích của các con và cuộc sống gia đình hạnh phúc là phần thưởng vô giá giúp chị có thêm nghị lực và niềm tin để làm tốt công việc mà Đảng, ủy, chính quyền  và nhân dân đã tin tưởng trao gửi.

 Thanh Tân

Các tin khác
Ông Đoàn Xuân Hồng đang vận hành, khai thác máy tăng âm truyền thanh.

YBĐT - Mỗi buổi sáng, không cần đồng hồ báo thức, ông Đoàn Xuân Hồng - Trưởng đài Truyền thanh phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ đều thức dậy vào lúc 4h30’. Thói quen này của ông đã có gần 5 năm nay, kể từ khi làm nhiệm vụ trực đài tại Đài Truyền thanh phường Pú Trạng. Người dân ở đây từ lâu đã quen với bóng dáng và giọng đọc của ông, họ không gọi ông bằng tên mà quen gọi là “Bác đài”. Đối với ông Hồng, không có niềm vui nào hơn khi được mọi người yêu mến và nhớ đến công việc của mình...

Đến giờ, khi đã an toàn về đến nhà được hơn 24h, anh Nguyễn Ngọc Tâm, lái tàu LC1 chạy tuyến Hà Nội - Lào Cai ngày 9-8 mới kể lại cho vợ đêm kinh hoàng ngồi trên nóc tàu giữa dòng nước xiết. Vợ anh và các con dù đã chuẩn bị tinh thần cả tuần trước đó khi biết anh mắc nạn giữa lũ dữ vẫn chưa hết hoàn hồn. Nghe xong câu chuyện, chị chẳng nói gì chỉ nắm lấy bàn tay khâu 10 mũi của người chồng dũng cảm vừa cứu cả nghìn sinh mạng mà rưng rức khóc.

YBĐT - Cách đây vừa tròn 40 năm, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng trai 17 tuổi Trần Văn Như ở thôn Hán xã Thượng Bằng La (huyện Văn Chấn) tình nguyện lên đường bảo vệ Tổ quốc. Đóng quân tại nước bạn Lào rồi vào chiến trường miền Nam chiến đấu, năm 1975, ông Như trở về địa phương và xây dựng gia đình với bà Vũ Thị Xuyến là người cùng thôn. Sau đó, ông tiếp tục tái ngũ và đóng quân tại Bát Xát – Lào Cai, đến năm 1980 thì xuất ngũ.

YBĐT - Theo lời giới thiệu của Hội Người cao tuổi thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái), chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế tổng hợp của ông Vì Văn Luân (dân tộc Thái) ở thôn Đêu 3, xã Nghĩa An. Bước vào tuổi 62 nhưng ông Luân vẫn còn khoẻ khoắn thể hiện sức vóc của một lão nông tri điền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục