Làm giầu từ mô hình VACR

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/12/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT –Bằng ý chí, nghị lực, năng động, dám nghĩ dám làm của tuổi trẻ, tận dụng đất đai hoang hoá để trồng quế, rừng, cây ăn quả kết hợp chăn nuôi. Từ một gia đình nghèo Ngô Thành Đông đã phát triển kinh tế gia đình theo mô hình VACR mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Rừng cây nguyên liệu giấy của Đông đã đến chu kỳ khai thác, bán thu hàng tỷ đồng.
Rừng cây nguyên liệu giấy của Đông đã đến chu kỳ khai thác, bán thu hàng tỷ đồng.

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê núi Đông An huyện Văn Yên gia đình Ngô Thành Đông trước đây cũng nghèo khó như bao gia đình khác trong xã. Không cam chịu đói nghèo, Đông trăn trở suy nghĩ mình phải làm gì để phát triển kinh tế gia đình thoát cảnh nghèo đói?

Ở một xã thuần nông nhưng diện tích cây lúa, cây ngô bình quân mỗi nhân khẩu chỉ vài trăm m2, nhưng bù lại diện tích đồi gò thì bạt ngàn mà chỉ để cho chè vè, lau lách mọc như thủa hồng hoang.

Với lợi thế đó Đông đã chọn phát triển kinh tế gia đình theo mô hình trang trại VACR. Lúc đầu lập nghiệp Đông gặp không ít trở ngại, vốn thì không có, bà con lối xóm thì cho rằng anh "điên", ở cái xã này đã bao thế hệ đi qua, mà cũng nghĩ nát óc rồi làm gì thì làm giỏi cũng chỉ đủ ăn chứ ai làm giầu được! Song với lòng quyết tâm, cùng với sự năng động sáng tạo của tuổi trẻ, sự giúp đỡ của gia đình người thân Đông đã phát triển kinh tế gia đình không những chỉ đủ ăn mà nay đã trở thành một ông chủ trang trại có giá trị hàng tỷ đồng.

Để có trang trại lớn như hôm nay Đông đã phải trải qua bao thăng trầm, lúc đầu vốn đầu tư hạn hẹp vay mượn anh em bạn bè cũng chỉ được vài triệu đồng. Mà việc vay mượn đâu phải lúc nào thuận thuận lợi, trước hoàn cảnh đó anh đã tổ chức sản xuất theo phương châm " lấy ngắn nuôi dài" tập trung vào đầu tư thâm canh một số cây trồng ngắn ngày như lúa, ngô, sắn... Diện tích 1 ha lúa đưa những giống lúa lai vào sản xuất tạo bước đột phá về năng suất từ 40 tạ / ha tăng lên 55-60 tạ/ha.

 Nguồn lương thực đảm bảo, anh trồng 8 ha sắn cao sản, phục vụ cho nhà máy chế biến tinh bột sắn. Vừa phát triển lúa, sắn được đồng vốn nào anh lại đầu tư vào trồng rừng cứ như vậy đến nay anh đã trồng được 60 ha quế trong đó có 5 ha quế 10-12 năm tuổi đã bắt đầu cho thu hoạch, 90 ha keo, 10 ha bạch đàn, 40 ha rừng tự nhiên và bồ đề. Ngoài ra anh còn trồng 200 cây nhãn lồng, kết hợp chăn nuôi bò, lợn.

Sản phẩm làm ra gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, giá thành vừa thấp lại bị tư thương ép giá, nhiều lúc còn mời không có ai mua cho. Anh đứng ra vận động cùng một số bà con thành lập HTX chế biến nông sản, dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp. Kết quả HTX tổ chức thu mua bao tiêu sản phẩm toàn bộ gỗ rừng trồng cho nhân dân trong xã và những vùng lân cận với giá cả hợp lý.

Từ một gia đình nghèo khó vậy mà đến nay gia đình Ngô Thành Đông đã trở thành gia đình giầu có có mức thu nhập trên 350 triệu đồng/năm. Trên 200 ha đã đến kỳ khai thác đó là nguồn thu không nhỏ vừa qua có người trả mua cả trang trại của anh với giá gần ba tỷ đồng nhưng anh không bán. Không chỉ làm giầu cho bản thân, gia đình anh còn tạo việc làm thường xuyên cho trên 30 lao động với mức thu nhập 800-900 ngàn đồng/người/ tháng. Trong thôn trong xã có những gia đình khó khăn anh đứng gia giúp đỡ việc làm, cho vay vốn không lấy lãi hoạc cho vay bằng vật tư phân bón tạo điều kiện cho phát triển.

Dù ở nông thôn hay thành phố ai cũng khát khao làm giầu, cho mình cho xã hội. Cách làm giầu nói thì không khó, nhưng làm như thế nào, bắt đầu từ đâu lại là điều không hề đơn giản. Người thì thiếu vốn, người lại thiếu kiến thức khoa học, đôi khi lại vướng mắc vì cơ chế. Sự thành công của Ngô Thành Đông trong phát triển kinh tế gia đình đã gợi hướng cho thanh niên nông thôn trên bước đường lập thân lập nghiệp. Khẳng định tính đúng đắn của tinh thần không trông chờ ỷ nại, năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm.

Hiền Lương

Các tin khác
Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Từ cây quế trung bình hàng năm gia đình ông Hoàng Văn On thu nhập trên 800 triệu đồng.

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.

Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục