Cô giáo trẻ tâm huyết với nghề

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/11/2010 | 2:57:52 PM

YBĐT - Sau mấy lần hẹn hò, cuối cùng tôi cũng được gặp cô giáo trẻ Đinh Thị Điều, giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú (thị trấn Yên Thế, Lục Yên) một giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia bậc tiểu học.

Cô giáo Đinh Thị Điều giáo viên Trường TH Trần Phú (thị trấn Yên Thế, Lục Yên).
Cô giáo Đinh Thị Điều giáo viên Trường TH Trần Phú (thị trấn Yên Thế, Lục Yên).

Sinh ra và lớn lên tại xã Yên Bình, huyện Yên Bình, sau khi tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cô đã mạnh dạn xin lên xã vùng cao Khánh Thiện (Lục Yên) và nhận công tác tại Trường TPCS Khánh Thiện, sau đó chuyển về Trường PTCS Vĩnh Lạc. Từ năm 2003 đến nay, cô công tác tại Trường tiểu học Trần Phú. Cũng như bao cô giáo trẻ khác, khi mới vào nghề, cô giáo Điều gặp phải không ít khó khăn như: bất đồng về ngôn ngữ với học sinh (học sinh chủ yếu là con em các dân tộc), cơ sở vật chất nghèo nàn, các phương thức hỗ trợ giảng dạy hầu như không có, kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế...

Nhưng lòng tâm huyết với nghề, cô đã ngày đêm học hỏi thêm kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tìm hiểu kiến thức qua sách báo; thường xuyên đi vào các làng bản nơi có con em các dân tộc để tìm hiểu cuộc sống cũng như học tiếng của đồng bào để có phương pháp giảng dạy tốt nhất cho học sinh. Hơn nữa là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 5, cô thường xuyên tìm hiểu, nắm bắt được đối tượng học sinh, qua đó vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng.

Cô tâm sự: “Đối với học sinh yếu kém phải thường xuyên hướng dẫn về phương pháp học ở nhà, ở trường, có lịch theo dõi học tập, có kế hoạch trao đổi với phụ huynh về diễn biến học tập và kịp thời biểu dương những học sinh yếu có thành tích. Còn đối với học sinh khá, giỏi, ngoài các tiết dạy trên lớp, mình hướng dẫn cho các em có phương pháp giải các bài Toán, giao nhiều bài tập về nhà, đồng thời giúp cho các em tự tìm ra các phương pháp khác nhau để giải bài”.

 Em Hoàng Thu Phương học sinh lớp 5B nói: “Em rất thích cô Điều giảng bài, bởi cô luôn đặt ra những câu hỏi, những tình huống để cho chúng em tư duy và giải bài một cách nhanh nhất”. Để có được những kinh nghiệm đáng quý đó, cô giáo Đinh Thị Điều thường xuyên tham mưu với ban giám hiệu nhà trường để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học; thường xuyên nghiên cứu và mở các chuyên đề như: giữ vở sạch, rèn chữ đẹp; sử dụng đồ dùng và áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Đặc biệt, cô đã xây dựng Đề tài “Nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt ở lớp 5” hay áp dụng chuyên đề “Bồi dưỡng năng lực cảm thụ cho học sinh lớp 5”, thường xuyên tham gia vào phong trào thi đua “Hai tốt” của nhà trường, của ngành giáo dục... Nhờ vậy, tỷ lệ học sinh khá giỏi do cô trực tiếp giảng dạy năm sau luôn đạt cao hơn năm trước.

Cô giáo Lương Thị Thanh, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Phú cho biết: “Đây là cô giáo có năng lực, có kiến thức vững vàng, đặc biệt là có khả năng truyền thụ và phương pháp sư phạm rất tốt. Tuy là giáo viên giỏi nhưng cô luôn khiêm tốn và có mối quan hệ khăng khít với đồng nghiệp”.

 Nhờ không ngừng học tập và nghiên cứu những cái mới trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo nên từ năm 1996 đến 1999 cô Đinh Thị Điều đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, từ 1999- 2006 cô liên tục được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, nhiều năm liền đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, đặc biệt năm 2007 cô được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia bậc tiểu học... Đó là những kết quả xứng đáng cho những nỗ lực không biết mệt mỏi của cô giáo Điều. Những kết quả đó sẽ là hành trang quý báu để cviết tiếp những tranh sách mới trong sự nghiệp “trồng người”.

Văn Tuấn

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục