Tỷ phú ba ba

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/11/2010 | 9:14:48 AM

YBĐT - Hiện giờ những ao ba ba của anh có tất thảy 800 con gồm cả ba ba sinh sản và ba ba thương phẩm hứa hẹn những đợt xuất bán mới... Anh Đạt cũng đang tích cực chăm sóc những con ba ba con vừa để bán ba ba giống, vừa để chăm thành ba ba thương phẩm. Những con ba ba giống này hiện cũng có giá đến 600 - 700 ngàn đồng/con.

Anh Đặng Tiến Đạt (người bên phải) trao đổi với cán bộ xã Thịnh Hưng về mô hình nuôi ba ba của mình.
Anh Đặng Tiến Đạt (người bên phải) trao đổi với cán bộ xã Thịnh Hưng về mô hình nuôi ba ba của mình.

Những ngày này, trên mảnh đất rộng đến 3ha của gia đình Đặng Tiến Đạt ở thôn Đào Kiều, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình không khác gì một công trường thu nhỏ với mấy chục công nhân đóng gạch ba vanh, xây ao, đào giếng... Một chiếc giếng sâu có đường kính tới vài mét đang được những người thợ khơi đào. Đây đã là chiếc giếng thứ hai được anh Đạt làm với mục đích không gì khác là cung cấp nước cho những ao ba ba.

Trên diện tích vốn là mảnh đồi trước kia giờ đã được san phẳng và đang định hình nên một hệ thống ao nuôi thả ba ba liên hoàn với tổng diện tích 1.500m2,. Khi hệ thống ao này hoàn thành và được đưa vào sử dụng sẽ đưa diện tích ao nuôi thả ba ba của gia đình anh Đạt lên xấp xỉ 3.000m2, hình thành nên một trang trại ba ba qui mô khá lớn.

Bắt đầu đến với nghề nuôi ba ba bằng việc nuôi ba ba trơn, nhưng hiệu quả thấp, năm 2008, hai vợ chồng anh Đạt quay sang nuôi ba ba gai. Anh đầu tư xây 1.400m2 ao, bao gồm từ ao thả ba ba sinh sản, ba ba con, ba ba thương phẩm, thả 1.000 con với tổng số vốn đầu tư lên đến 2 tỷ đồng. Để có kiến thức, anh lặn lội đi thăm quan, học hỏi những mô hình ba ba ở trong và ngoài tỉnh. Đồng thời tìm hiểu thêm ở tài liệu sách báo hay qua các phương tiện thông tin đại chúng khác. Anh Đạt cho biết: "Nuôi ba ba được ưu điểm ít bệnh. Chủ yếu là tốn công cho ăn. Thức ăn của chúng chủ yếu là cá mè, tép dầu...

Mỗi ngày, tôi phải đặt hàng mấy chục cân cá mới đủ". Ngoài việc đào giếng tận dụng nguồn nước ngầm cung cấp cho các ao, anh còn tích cực trồng thêm các loại cây như: keo, sưa, thanh long và chuối để giữ nước cho đất. Trên diện tích đất đồi xung quanh khu nuôi ba ba anh có khoảng 600 gốc sưa, 2.000 gốc keo, vài trăm gốc thanh long và chuối.

Ngoài tác dụng giữ nước, hàng nghìn gốc cây xanh này cũng đã tạo thêm thu nhập cho gia đình. Vừa qua, anh đã bán lứa ba ba đầu tiên với tổng số 400 con ba ba sinh sản, mức giá từ 1,6-1,7 triệu đồng/kg. Ngày trước, anh lấy giống ba ba từ Văn Chấn, giờ thì nhiều người nuôi ba ba ở khu vực này lại quay ra mua ba ba của anh. Ngoài ra còn có những khách từ Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh cũng đến đây. Với đợt xuất đầu tiên này đã mang về cho gia đình anh thu nhập hơn tỷ đồng và thu lại phân nửa số vốn đầu tư ban đầu. Những cặp ba ba bố mẹ cũng đã sinh sản thêm cho gia đình anh 500 ba ba con.

Ngoài số ba ba con này, hiện giờ những ao ba ba của anh có tất thảy 800 con gồm cả ba ba sinh sản và ba ba thương phẩm hứa hẹn những đợt xuất bán mới. Anh Đạt cho biết, ba ba sinh sản trong ao nhà  có con đã lên đến 10kg, còn trung bình khoảng 2-3 kg một con. Anh Đạt cũng đang tích cực chăm sóc những con ba ba con vừa để bán ba ba giống, vừa để chăm thành ba ba thương phẩm. Những con ba ba giống này hiện cũng có giá đến 600 - 700 ngàn đồng/con.

Những ao nuôi ba ba mới của gia đình anh Đạt đang dần hoàn thiện, song, tham vọng về ba ba của anh không dừng lại ở đó. Anh đang ấp ủ dự định tiếp tục san gạt mặt bằng, đầu tư xây thêm khoảng 500m2 ao, đào thêm giếng nữa để gắn bó với nghề nuôi ba ba gai này.

 Thu Hạnh

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục