Chị Chuyển “dân số”

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/12/2010 | 9:44:59 AM

YBĐT - Đến thôn 8, xã Việt Thành (Trấn Yên), không ai là không biết đến chị Nguyễn Thị Chuyển - nguyên là cộng tác viên dân số, bởi những đóng góp và cống hiến của chị trong công tác DS/KHHGĐ của địa phương trong hơn 10 năm làm cộng tác viên.

Chị chuyển (người thứ 4 từ trái sang) trực tiếp tư vấn kiến thức SKSS/KHHGĐ cho chị em trong độ tuổi sinh đẻ.
Chị chuyển (người thứ 4 từ trái sang) trực tiếp tư vấn kiến thức SKSS/KHHGĐ cho chị em trong độ tuổi sinh đẻ.

Nhiều năm trước đây, tình trạng đẻ đông, đẻ dày ở thôn 8 diễn ra phổ biến cũng bởi nhiều lý do: trình độ nhận thức người dân còn hạn chế, phong tục tập quán lạc hậu, kinh tế chậm phát triển… Trước khi là cộng tác viên dân số, chị Chuyển đã có nhiều năm tham gia công tác hội phụ nữ của địa phương.

Được giao phụ trách công tác dân số xã từ năm 1998, hơn ai hết chị Chuyển hiểu một trong những nguyên nhân gây ra đói nghèo, tụt hậu là tình trạng sinh đẻ không có kế hoạch. Nhận trách nhiệm giao, tuy không được qua các lớp tập huấn nhưng bù lại, chị Chuyển tích lũy được kinh nghiệm khi còn làm công tác phụ nữ nên phần nào hiểu và nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của chị em.

Điều quan trọng hơn cả là chị luôn nhận được sự ủng hộ hết lòng của chồng con, gia đình. Bởi vậy, phần lớn thời gian chị dành tham gia và trở thành cộng tác viên dân số tích cực của thôn. Chia sẻ những vui, buồn trong suốt 11 năm tham gia công tác DS/KHHGĐ, chị Chuyển cười vui: "Khó khăn thì nhiều lắm nhưng làm công tác tuyên truyền, vận động này không thể nóng vội, “mưa dầm thấm lâu” mới hiệu quả. Chuyện xảy ra lâu rồi.

Trong một lần đến gia đình sinh con một bề trong thôn vận động kí cam kết không sinh con thứ 3, câu chuyện đang diễn ra suôn sẻ, bỗng nhiên anh chồng và mẹ chồng đối tượng được vận động nghe được, ngay lập tức có những phản ứng thái quá, lời lẽ rất khó nghe... Lần đó coi như thất bại. Không nản lòng, mình quyết tâm đến vận động nhiều lần nữa và cuối cùng đã thành công". Chị Chuyển coi đó như là một dấu ấn và kỷ niệm khó quên trong suốt 11 năm làm cộng tác viên dân số.

Theo chị, tuyên truyền KHHGĐ với những người dân nông thôn không dễ, bởi vẫn còn không ít người có tư tưởng cũ, muốn có con đàn, cháu đống hay con trai để nối dõi tông đường. Vì vậy, muốn tuyên truyền để người dân nghe theo thì cộng tác viên phải gương mẫu và hiểu được hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng và quan trọng là gia đình mình luôn phải gương mẫu chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước thì mới được nhân dân tin tưởng.

Đóng góp một phần công sức, trí lực không nhỏ vào thành công của công tác DS-KHHGĐ ở địa phương, ở cương vị công tác mới, chị Chuyển vẫn không quên chia sẻ kinh nghiệm và cách làm của mình cho những thế hệ cán bộ chuyên trách dân số sau, những mong duy trì và giữ vững thành quả công tác DS-KHHGĐ của địa phương mà nhiều năm liền từng cống hiến. Với người dân Việt Thành, chị vẫn là cánh chim đầu đàn trong công tác DS-KHHGĐ của thôn, xã.

Minh Tuấn

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục