Người cựu chiến binh không cam chịu đói nghèo

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/12/2010 | 8:50:57 AM

YBĐT - Chúng tôi gặp ông giữa những hàng mía xanh tốt, dóng mập, thẳng tắp, ông là Cấn Đình Quyết - một người cựu chiến binh ở thôn 4 xã Phúc Lộc (thành phố Yên Bái), nhanh nhẹn biết nắm bắt thời cơ làm giàu trên chính mảnh đất quên hương mình.

Ông Cấn Đình Quyết (người chỉ tay) bên vườn mía của gia đình
Ông Cấn Đình Quyết (người chỉ tay) bên vườn mía của gia đình

Năm 1971, 19 tuổi chàng thanh niên Cấn Đình Quyết nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đã xung phong lên đường nhập ngũ. Sau 5 năm cầm súng chiến đấu, hòa bình lập lại ông trở về địa phương xây dựng gia đình cuộc sống vẫn còn bao bộn bề khó khăn thì năm 1979, Cấn Đình Quyết bỏ lại vợ trẻ, con thơ nơi quê nhà để một lần nữa xung phong lên biên giới phía bắc.

Năm 1982, ông phục viên trở về quê hương cùng gia đình bắt tay vào làm kinh tế. Lúc bấy giờ, do phương pháp sản xuất còn lạc hậu, đất đai canh tác lâu năm đã bị bạc mầu, suy đi tính lại ông muốn cải tạo lại đất đai, hoa mầu, đưa các loại cây, con mới vào sản xuất nhưng không có vốn để mua dụng cụ sản xuất và sức kéo.

“Lúc bấy giờ khổ lắm chị ạ! Mình muốn làm lắm chứ! Muốn thoát ra khỏi cái đói cái nghèo đeo bám hàng ngày lắm chứ bởi mình có sức, có đất đai, mình không thể cam chịu đói nghèo được. Vì vậy tôi quyết định phát triển kinh tế đồi rừng với phương châm lấy ngắn nuôi dài” - ông Quyết tâm sự.

Từ suy nghĩ đó, ông đã đi thăm quan Nông trường chè Âu Lâu và quyết định trồng chè. Về nhà, ông bàn với vợ phát nương, đánh rạch chè trồng theo đúng kỹ thuật sách hướng dẫn. Ban đầu, ông kết hợp trồng xen cây sắn vào giữa luống chè. Làm theo cách này những năm đầu cũng cho hiệu quả nhưng sau này chè không được giá nên ông quyết định chuyển sang trồng tre, vầu, diễn, hóp. Hàng năm thu nhập từ cây lâm nghiệp cũng được trên dưới 15 triệu đồng. Sau khi phát triển ổn định 5 ha các loại cây lâm nghiệp, ông bàn tính với vợ mua thêm mảnh đất trên mặt đường Quốc lộ 32c để mở cửa hàng dịch vụ tổng hợp phục vụ bà con quanh làng, thu nhập hàng năm của gia đình cũng được 10 triệu đồng. Không dừng lại ở đây, ông Quyết tiếp tục nghiên cứu học hỏi, đọc sách báo đầu tư nuôi lợn đực chuyên đi phối giống. Trong chuồng nhà ông lúc nào cũng có 2-3 con giống phục vụ nhu cầu của người dân trong xã và các xã bạn. Nhờ chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên chất lượng phối giống cao được nhiều người dân trong xã và các xã bạn tin tưởng. Hàng năm thu nhập từ chăn nuôi lợn của gia đình ông được 40 - 50 triệu đồng.

Nét mặt rạng rỡ, ông Quyết chia sẻ: “Những năm 2006 trở về trước thu nhập trên 70 triệu đồng với một gia đình có 4 người con đang ăn học quả là hiếm ở xã này đấy! Gia đình tôi cũng đã có đồng ra, đồng vào nhưng tôi chưa muốn dừng lại ở đây vì các cháu học ngày càng cao càng tốn kém hơn. Tôi tính phải nghiên cứu phát triển thêm nhiều phương án làm ăn nữa để nâng cao thu nhập, tiến tới làm giàu”.

Suy nghĩ về tương lai của các con, ông Quyết đã quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ ruộng đất cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây màu. Nhưng trồng cây gì đây? Nhiều lần ra thành phố chơi ông thấy thị trường giải khát, đặc biệt là nước mía được người dân tiêu thụ rất cao nên quyết định thử trồng cây mía xem sao.

Qua nhiều lần tìm tòi, học hỏi, giống mía đại đường như thích ứng với đồng đất nơi đây nên cho chất lượng, hiệu quả cao. Với giá thị trường hiện nay bình quân 12.000 đồng/1cây, trung bình một sào trồng được 1.500 cây, với 4 sào trồng mía, trừ chi phí hàng năm đem lại thu nhập cho gia đình ông 60 triệu đồng.

Từ 2 bàn tay trắng, giờ đây, bước sang tuổi 59, cựu chiến binh Cấn Đình Quyết đã có một cơ ngơi khang trang với tổng thu nhập hàng năm trên dưới 100 triệu đồng. Kinh nghiệm và tấm gương vươn lên thoát nghèo của ông Quyết xứng đáng để mọi người học tập và làm theo.

 Hồng Duyên

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục