Ai tuyên chiến với các khoản thu đầu năm học?

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/8/2013 | 8:48:15 AM

YBĐT - Đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái đã có nhiều, thông tư, văn bản, công văn hướng dẫn về việc thực hiện các khoản thu trong các cơ sở giáo dục ngay từ đầu các năm học. Tuy nhiên, để chống “lạm thu” trong các nhà trường, chính phụ huynh phải là người lên tiếng.

Chưa chính thức khai giảng năm học mới 2013 - 2014, nhưng đã có nhiều phụ huynh than vãn vì cùng một lúc phải đóng góp nhiều khoản tiền: cơ sở vật chất, quỹ lớp, tiền trông xe, quĩ phụ huynh, bảo hiểm, vệ sinh, nước uống, tiền điện, trang thiết bị ban đầu, tiền nâng cấp sửa chữa trong khuôn viên nhà trường, tiền xã hội hóa... nhà giàu còn đỡ chứ các hộ nghèo, thu nhập thấp lấy đâu mà lo cho con. Nhưng rồi, đâu cũng vào đấy, người giàu cũng như người nghèo đều phải đóng góp các khoản phí ấy như nhau.

Lẽ ra, các bậc phụ huynh phải lên tiếng về các khoản thu bắt buộc và tự nguyên do nhà trường đề ra nhưng do tâm lý ái ngại, sợ va chạm với các cô giáo nên đã đồng ý với một số khoản thu hết sức vô lý.

Để chấn chỉnh công tác thu - chi cũng như định hướng ban đại diện cha mẹ phụ huynh hoạt động đúng mục đích, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011, trong đó nêu rõ quyền của cha mẹ học sinh. Theo đó, cha mẹ học sinh có thể từ chối ủng hộ khi được ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường đề xuất các khoản ủng hộ, nếu bản thân không tự nguyện.

Rõ ràng, Thông tư đã quy định rành mạch như vậy nhưng dường như nhiều bậc phụ huynh lại quên đi "cái quyền" đó của mình để rồi lại ngậm ngùi móc ví nộp tiền mà không dám từ chối vì ngại va chạm. Như vậy, việc phụ huynh ngại va chạm, sợ con em mình bị trù dập đã vô tình tiếp tay cho một số nhà trường thu các khoản không đúng quy định. Do vậy, cho dù  ngành giáo dục có ban hành văn bản hay giám sát chặt chẽ bao nhiêu đi nữa thì bài toán "lạm thu" ở một số cơ sở giáo dục cũng khó giải quyết triệt để. Vì thế cho nên khi nào chính bản thân các phụ huynh lên tiếng, đối mặt trong việc chống lạm thu thì bài toán "lạm thu" ở nhà trường mới có lời giải.

Hà Tĩnh

Các tin khác

YBĐT - Đồng bào Mông có tỷ lệ dân số khá cao trong các dân tộc sinh sống ở Yên Bái, tập trung chủ yếu ở các huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn và số ít ở huyện Trấn Yên, Văn Yên. Mặc dù đời sống kinh tế vẫn còn không ít khó khăn, song nạn thách cưới thì ngay cả bà con người Mông cũng phải thừa nhận hiện đang là vấn đề hết sức phức tạp. Nó như cơn sóng ngầm chí ít là giữa hai gia đình thông gia với nhau.

YBĐT - Trên 2 tỷ đồng là số tiền Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) thành phố Yên Bái giải quyết cho công dân, các tổ chức xã hội và nộp vào ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2013. Nhưng, số tiền còn phải thi hành những tháng cuối năm lớn gấp cả chục lần số đã thực hiện nửa đầu năm.

YBĐT - Gần đây, huyện Trấn Yên (Yên Bái) thường xảy ra hiện tượng ao cá, ba ba, vườn chè của một số gia đình bị chết hàng loạt. Người dân không khỏi hoang mang, bởi nguyên nhân chưa được ngành chức năng điều tra làm rõ.

YBĐT - Năm học 2013 - 2014 đã bắt đầu thì câu chuyện lạm thu trong các nhà trường lại càng thêm nóng. Bởi đây không chỉ là nỗi lo thường trực của rất nhiều bậc phu huynh mà còn là đề tài “nóng” của toàn xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục