Nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/11/2014 | 8:47:19 AM

YBĐT - Sau một tháng thực hiện không chấm điểm học sinh tiểu học mà thay vào đó là những lời nhận xét, đánh giá của các thầy cô giáo theo Thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bước đầu đã tạo hiệu ứng tốt trong xã hội.

Những điểm 9, điểm 10 giờ sẽ không còn xuất hiện trên các trang vở của học sinh tiểu học mà thay vào đó là những lời nhận xét, đánh giá của các thầy cô giáo. Với những lời nhận xét: “Em làm bài tốt”, “Có cố gắng trong học tập, nhận thức tốt” hay “Cần phải cố gắng” ... đã không có sự ganh đua về mặt điểm số, giúp học sinh, các thầy cô giáo và chính các nhà trường “giảm bớt” áp lực thành tích, tạo không khí thoải mái giữa thầy, cô và trò trong học tập.

Những lời nhận xét ấy sẽ ghi nhận những kết quả mà các em đã làm được, chỉ ra những thiếu sót trong bài tập của mình và chỉ ra những biện pháp hỗ trợ để các em tránh được những sai sót trong các giờ làm sau. Đây chính là hiệu ứng tích cực nhất trong các nhà trường sau 1 tháng thực hiện.

Bên cạnh những lời nhận xét trong vở, các thầy cô giáo còn thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn các em trong những giờ học. Việc trao đổi thường xuyên như vậy sẽ giúp thầy, trò và phụ huynh học sinh gần gũi với nhau hơn, tạo không khí thân thiện hơn trong các giờ học. Việc nhận xét đúng và trúng của các thầy cô giáo sẽ tạo thêm được động lực để các em phấn đấu hơn nữa trong học tập.

Tuy nhiên, việc thực hiện cách đánh giá mới này lại đòi hỏi cao hơn về tinh thần trách nhiệm hay nói đúng hơn là đề cao “cái tâm” của người thầy đối với các em học sinh. Việc bỏ chấm điểm thay bằng nhận xét đã khiến không ít giáo viên nhất là các giáo viên bộ môn như: Âm nhạc, Hội họa, Thể dục phải gặp áp lực quá tải vì việc nhận xét phải thực hiện cho học sinh của toàn trường. Làm thế nào để các thầy cô giáo nhận xét đúng, trúng, không gây áp lực để các em có thể phát huy hết khả năng học tập và những lời nhận xét ấy không mang tính rập khuôn, sáo rỗng, copy từ học sinh này sang học sinh khác luôn đòi hỏi các thầy, cô giáo phải học hỏi, tăng cường khả năng chuyên môn, gần gũi, thân thiện, thường xuyên chia sẻ với các em học sinh, nắm bắt tâm lý để có những điều chỉnh cho phù hợp.

Khi thay đổi một cách làm từ cái mới sang cái cũ đòi hỏi phải có một thời gian nhất định để vận dụng, xem xét, đánh giá. Từ đó, những ưu điểm sẽ được phát huy, những khuyết điểm sẽ được khắc phục kịp thời để giảm áp lực bởi điểm số và thành tích đối với các em học sinh, các thầy cô giáo, phụ huynh và toàn xã hội. Những khó khăn bước đầu sẽ qua đi, các nhà trường, các thầy cô giáo, các em học sinh và các bậc phụ huynh hiểu và đánh giá đúng hiệu quả của Thông tư 30 sẽ góp phần quan trọng vào đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

 Hà Anh

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục