YênBái - Đến nay, Luật Đấu thầu (có hiệu lực thi hành từ 1/7/2014) đã qua 8 năm thực thi và đã đến lúc cần được sửa đổi toàn diện. Mặc dù việc thực hiện luật này đã tạo dựng khung pháp lý quan trọng điều chỉnh hoạt động mua sắm, quản lý sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước, nhưng thực tiễn hiện nay đã có nhiều thay đổi.
|
Luật Đấu thầu 2013 có hiệu lực từ 01/7/2014. (Ảnh minh họa)
|
Đơn cử, nhiều luật có liên quan đến Luật Đấu thầu đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành sau khi Luật Đấu thầu được ban hành như: Luật Xây dựng, Luật Ngân sách nhà nước; Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp… Do đó, cần phải sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Đấu thầu có liên quan đến các đạo luật này để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã cho thấy rõ ràng hơn bao giờ hết yêu cầu phải sửa đổi bổ sung quy định của pháp luật đấu thầu để đáp ứng đòi hỏi cấp bách trong việc mua sắm phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh; cải tiến quy trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư nhằm góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, sớm đưa công trình vào khai thác, kịp thời phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Một điểm quan trọng khác, vốn rất tiến bộ trong Luật Đấu thầu so với trước đó là đấu thầu qua mạng.
Trải qua giai đoạn thử nghiệm (từ năm 2009 đến 2013) và triển khai chính thức (từ 2014 đến nay), đấu thầu qua mạng đã đem lại những kết quả ấn tượng. Đặc biệt, năm 2020, số lượng gói thầu áp dụng đấu thầu qua mạng tăng hơn 2,4 lần so với năm 2019, tổng giá trị các gói thầu tăng hơn 2,5 lần (đạt 303.236/120.321 tỷ đồng). Chỉ riêng trong năm 2020, đấu thầu qua mạng giúp tiết kiệm khoảng 1.725 tỷ đồng chi phí hành chính trực tiếp, trong đó, số chi phí hành chính mà nhà thầu tiết kiệm được lên tới 1.225 tỷ đồng…
Tuy nhiên, Luật Đấu thầu mới chỉ có các quy định mang tính nguyên tắc về việc thực hiện đấu thầu qua mạng; quy trình chi tiết thực hiện đấu thầu qua mạng được giao cho Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chi tiết. Do đó, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung quy trình về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư cho phù hợp với phạm vi điều chỉnh của luật, đồng thời rút ngắn thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, giảm các thủ tục hành chính không cần thiết trong đấu thầu; luật hóa các quy định về đấu thầu qua mạng nhằm thúc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động này.
Thực tiễn vừa qua ở nhiều địa phương trong nước cho thấy, tình trạng vi phạm pháp luật về đấu thầu nhìn chung có chiều hướng giảm, nhưng hành vi "thông thầu” vẫn diễn biến phức tạp, tinh vi ở không ít dự án, gói thầu, trong khi Luật Đấu thầu hiện chưa quy định đầy đủ về quy trình kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, đặc biệt là công tác kiểm tra kết quả thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra, giám sát. Hơn nữa, luật cũng chỉ tập trung quy định về chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm của nhà thầu, nhà đầu tư mà chưa có quy định cụ thể về chế tài xử lý vi phạm đối với bên mời thầu, chủ đầu tư, người có thẩm quyền (là các bên quan trọng trong việc quyết định đến tính hiệu quả, minh bạch trong đấu thầu).
(Theo Nhân Dân)
Chuyển đổi số trong ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) được thể hiện rõ nhất trong năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022. Đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều nơi học sinh, sinh viên không thể đến trường, dạy học qua Internet, trên truyền hình, áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào giảng dạy đã trở thành một phương thức, cách thức được các nhà trường, thầy cô và học sinh chủ động ứng dụng.
Cách đây 39 năm, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 167-HĐBT, lấy ngày 20/11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Từ đó đến nay, ngày 20/11 hàng năm đã trở thành ngày hội tôn vinh những đóng góp to lớn của các thầy, cô giáo cho sự nghiệp "trồng người" của đất nước.
Những tháng cuối năm, đặc biệt là dịp tết Dương lịch, tết Nguyên đán đang đến gần, nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân tăng cao. Trong khi đó, các địa phương đã cho phép vận tải hàng hóa, hành khách trở lại bình thường sau một thời gian thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 nên tình hình trật tự, an toàn giao thông (ATGT) sẽ diễn biến khó lường, nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông (TNGT) cao.
Đến nay vẫn còn một số khoản thu, sắc thuế còn thấp, một số địa phương có kết quả thu chưa đảm bảo kế hoạch.