Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để ngăn ngừa bệnh dịch mùa hè

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/6/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Với những yếu tố về địa lý, điều kiện tự nhiên cũng như phong tục tập quán, điều kiện sống của người dân, Yên Bái là địa bàn để các dịch bệnh có thể phát sinh. Trao đổi với chúng tôi, Bác sỹ Phạm Văn Thành - Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.

Cần huy động các lực lượng xã hội tham gia làm vệ sinh môi trường và vận động mọi người ăn sạch ở sạch.
Cần huy động các lực lượng xã hội tham gia làm vệ sinh môi trường và vận động mọi người ăn sạch ở sạch.

Trong những tháng đầu năm 2007 tình hình dịch bệnh tương đối ổn định, không có dịch lớn, dịch nguy hiểm xảy ra. Một số dịch nhỏ lẻ xảy ra trong tháng 4/2007 và tháng 5/2007 với số lượng người mắc không lớn ở rải rác các địa phương như: Dịch sốt vi rút ở Bình Thuận (Văn Chấn), dịch Rubella ở Túc Đán (Trạm Tấu), dịch thuỷ đậu ở thành phố Yên Bái...

Bên cạnh đó một số bệnh truyền nhiễm gây dịch thường gặp như: tiêu chảy, cúm, quai bị xảy ra ở các địa phương nhưng  chưa gây thành vụ dịch, về số lượng giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo báo cáo của các huyện, thị, thành phố đến 31/5/ 2007 có: 7.029 ca hội chứng cúm,  1.524 ca Tiêu chảy,  151 ca Sốt do vi rút , 174 ca  Thuỷ đậu, 372 ca Hội chứng lỵ. Trên địa bàn chưa phát hiện bệnh nhân nghi mắc cúm A H5 N1, chưa phát hiện thấy ổ dịch cúm gia cầm nào. Tuy nhiên, 5 tháng đầu năm 2007, đã có 6 trường hợp tử vong do bệnh Dại (bằng cả năm 2006).

Dự báo trong thời gian tới, do thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút, côn trùng phát triển; và việc vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa tốt, người dân còn nhiều tập quán, thói quen có hại cho sức khoẻ sẽ là những yếu tố làm phát sinh, phát triển của dịch bệnh. Nguy cơ bùng phát dịch là rất cao đối với các bệnh lây qua đường tiêu hoá như: Tiêu chảy, lỵ, tả, thường hàn... và một số bệnh lây truyền qua côn trùng, ký sinh trùng sẽ tăng cao như: Sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, màng não, viêm gan...

- Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh có những biện pháp gì để ngăn ngừa, kiểm soát được tình hình dịch bệnh trên địa bàn?

+ Để kiểm soát và khống chế dịch bệnh, ngăn ngừa không để dịch bệnh xảy ra Trung tâm Y tế dự phòng đã chỉ đạo, đôn đốc y tế các huyện thị, thành phố và  các xã phường, thị trấn tăng cường giám sát ca bệnh từ cơ sở y tế xã, phường, thôn, bản đặc biệt quan tâm đến các bệnh dịch nguy hiểm như: cúm A/H5N1, lỵ, tiêu chảy...
Thực hiện nghiêm việc thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm hàng ngày theo quy định của Bộ Y tế, làm tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Huy động các lực lượng xã hội và người dân tổ chức tổng vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại, tiến hành phun khử trùng tiêu độc tại các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, xử lý rác thải tại khu dân cư .

Ngành sẽ tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao năng lực cho cán bộ y tế về: Giám sát, kiểm soát dịch bệnh , khả năng dự báo tình hình dịch cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống dịch bệnh tại tuyến y tế cơ sở huyện, thị, xã phường. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hoá chất, vật tư con người để sẵn sàng chống dịch như: Trang bị phòng hộ cá nhân, máy phun, Chloramin B, thuốc chống dịch...; làm tốt công tác tiêm chủng phòng bệnh cho người dân; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác an toàn, vệ sinh thực phẩm nhất là các nơi tập trung đông người ăn...

Cơ quan y tế tăng cường phối hợp với cơ quan thú y, cơ quan quản lý thị trường tổ chức kiểm tra, giám sát thực phẩm lưu để hạn chế hàng giả hàng kém chất lượng, thực phẩm không rõ nguồn gốc lưu thông trên thị trường.

- Bác sỹ có khuyến cáo gì đối với người dân để hạn chế các bệnh truyền nhiễm trong mùa hè?

Đối với các bệnh truyền nhiễm đã có vác xin phòng bệnh như: Viêm não do vi rút, viêm gan B, Sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, thuỷ đậu, bại liệt... thì cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng, vừa rẻ vừa an toàn. Vì vậy chúng tôi khuyến cáo người dân nên chủ động đưa con em mình đến các cơ sở y tế để tiêm chủng phòng bệnh.

Trong cuộc sống hàng ngày cần thực hiện nếp sống vệ sinh, sử dụng nước sạch, sử dụng thực phẩm an toàn, không sử dụng các thực phẩm ôi thiu, bị mốc hỏng; tuyệt đối không sử dụng thịt gia súc, gia cầm bị bệnh, bị chết làm thực phẩm; sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, khơi thông cống rãnh hạn chế đọng nước, thu gom rác thải quanh nhà, thu gom và quản lý tốt phân gia súc gia cầm và khi bị mắc bệnh cần đến sớm các cơ sở y tế để khám xác định và điều trị.

- Xin cảm ơn bác sỹ!

Đình Tứ

Các tin khác

YBĐT - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ thuần nông sang phát triển một nền kinh tế đa dạng, theo hướng sản xuất hàng hoá là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, Đảng bộ tỉnh đã tập trung lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ trên, nhất là khi có Nghị quyết TW 5 (khóa IX) và chương trình hành động của Tỉnh ủy về “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001 – 2010”.

Ảnh minh họa.

YBĐT - Nếu ai đã từng qua sông hay đón người thân tại bến đò ngang thị trấn Cổ Phúc - Y Can, huyện Trấn Yên. Vào đầu giờ buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều thời gian học sinh qua lại nhiều thì đều chứng kiến hiện tượng lộn xộn, mất an toàn trên những con đò.

Đồng bào Mông xã Púng Luông (Mù Cang Chải) chăm sóc chè giâm bầu phục vụ trồng chè năm 2007. (Ảnh: Thanh Sơn)

YBĐT - Theo báo cáo nhanh của Phòng Trồng trọt (Sở Nông nghiệp và PTNT), toàn tỉnh đã thu hái được trên 17.500 tấn chè búp tươi trong 5 tháng đầu năm 2007. Nhưng đến thời điểm này vẫn có thể khẳng định rằng: Trong sản xuất chè ở tỉnh Yên Bái chưa có một công ty nhà nước hoặc công ty cổ phần nào thu mua đủ nguyên liệu để các dây chuyền chế biến hoạt động đủ công suất.

YBĐT - Thời gian qua, công tác nâng cao chất lượng đoàn viên rất ít được các cấp công đoàn chú ý. Phải chăng hàng năm công đoàn đã có chủ trương công tác xây dựng công đoàn cơ sở (CĐCS) vững mạnh nên công tác này chưa được coi trọng? Hay công đoàn đã buông lỏng công tác này?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục