Đẩy mạnh kinh tế rừng
- Cập nhật: Thứ năm, 13/11/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Với 70% diện tích là đất lâm nghiệp, đến nay, toàn tỉnh Yên Bái có gần 4 vạn hộ nhận đất lâm nghiệp để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, trồng và chăm sóc rừng, trong đó có 248 trang trại đạt tiêu chí quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bình quân, mỗi trang trại quản lý từ 5 - 7 ha rừng, trong đó có trang trại có quy mô diện tích từ 30 - 50 ha, với giá trị tài sản hàng tỷ đồng.
Kinh tế trang trại từ rừng đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, góp phần đắc lực xoá đói giảm nghèo, giúp dân làm giàu. (Ảnh: Thanh Phúc)
|
Hàng năm, sản lượng khai thác bình quân từ rừng đạt từ 130.000 đến 150.000 m3 gỗ các loại, 100.000 tấn tre, vầu nứa, 3.000 tấn vỏ quế, 10.000 tấn tre măng Bát Độ… Toàn tỉnh có 2 nhà máy chế biến gỗ, 16 công ty TNHH, 12 công ty cổ phần, 17 doanh nghiệp tư nhân và gần 400 hộ gia đình được cấp đăng ký kinh doanh chế biến gỗ rừng trồng, tạo ra nhiều sản phẩm phong phú như: giấy đế, đũa gỗ, bao bì… tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, góp phần đắc lực xoá đói giảm nghèo, giúp dân làm giàu.
Tuy nhiên, đất lâm nghiệp của Yên Bái có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc lớn, một bộ phận đất đai đã bạc màu. Bên cạnh đó, do là một tỉnh nghèo nên việc đầu tư ngân sách hỗ trợ cho trồng rừng cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng, công tác quy hoạch, quản lý để tạo điều kiện phát triển kinh tế đồi rừng còn nhiều hạn chế. Suất đầu tư cho trồng rừng, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng phòng hộ còn thấp. Cơ chế, chính sách còn những mặt hạn chế ảnh hưởng tới sự thu hút đầu tư tham gia phát triển kinh tế rừng. Lãi suất cho vay và thời gian cho vay trồng rừng chưa hợp lý, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi còn hạn chế… đã ảnh hưởng tới kinh tế đồi rừng. Chúng ta chưa khai thác hết tiềm năng đất đai để đồi rừng trở thành ngành kinh tế quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.
Để hoàn thành mục tiêu mỗi năm giảm trung bình 4000 hộ nghèo, việc đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp là rất cần thiết. Lâm nghiệp khi trở thành ngành kinh tế quan trọng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân, bảo vệ môi trường sinh thái…
Do vậy, chúng ta phải triển khai đồng bộ các giải pháp như: đổi mới tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển lâm nghiệp; đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch và giám sát phát triển lâm nghiệp; tăng cường giải pháp về công nghệ, các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp nhằm tăng giá trị chất lượng lâm nghiệp để nâng cao chất lượng và hiệu quả rừng; tăng nguồn lực đầu tư, hoàn thiện chính sách xây dựng và phát triển rừng; đẩy nhanh việc giao đất, giao rừng, chú trọng phát triển sản xuất lâm nghiệp ở hộ gia đình, trang trại, cộng đồng dân cư thôn và hợp tác xã, tạo nguồn vốn vay ưu đãi cho các hộ dân đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng; lồng ghép các dự án xóa đói, giảm nghèo, phát triển nông nghiệp nông thôn… với các dự án lâm nghiệp nhằm tăng hiệu quả đầu tư.
Bên cạnh đó, có chính sách thu hút để phát triển các khu công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản gắn với vùng sản xuất tập trung, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển, phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của đồi rừng.
Nguyễn Đình
Các tin khác
YBĐT - Trải qua nhiều lần biến đổi, sáp nhập, chia tách, đổi tên, đến nay, về cơ cấu tổ chức đơn vị hành chính ở Yên Bái đã tương đối ổn định theo mô hình nhỏ nhất là làng, xã, thôn, bản. Tổ chức làng, xã ở nước ta đã hình thành từ rất lâu đời, dù trải qua nhiều chế độ chính trị khác nhau, vẫn tồn tại.
YBĐT - Đời sống kinh tế, xã hội phát triển thì vấn đề thưởng thức nghệ thuật biểu diễn trở nên một nhu cầu thường nhật của người dân. Tuy nhiên, hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong những năm gần đây, đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập mà báo chí đã tốn không ít giấy mực để nói về thực trạng này.
YBĐT - Trước thực trạng và mong muốn của các đối tượng thụ hưởng, trong thời gian tới đề nghị Chính phủ xem xét, tăng thêm nguồn vốn thực hiện chính sách đối với các tỉnh nghèo như Yên Bái, đặc biệt là thực hiện Quyết định 126/2008/QĐ-TTg ngày 15/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ "sửa đổi một số điều của Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg..." thì số đối tượng thụ hưởng chính sách sẽ tăng lên đáng kể.
YBĐT - Thời gian qua, tiến độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), bao gồm, vốn đầu tư XDCB tập trung, trái phiếu Chính phủ, các chương trình mục tiêu quốc gia… đạt thấp, không có lợi cho tăng trưởng.