Không để chính sách “cứng hoá” trên bàn giấy
- Cập nhật: Thứ tư, 15/4/2009 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Quyết định số 131⁄QĐ-TTg ngày 23.1.2009 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ lãi suất 4% cho các tổ chức cá nhân vay vốn ngân hàng phát triển sản xuất kinh doanh còn hơn 4 tháng nữa là hết hiệu lực. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã được vay vốn hỗ trợ lãi suất nhưng với hộ nông dân nhiều nơi vẫn là chuyện dài dài.
<P><FONT face="Times New Roman" size=3>Tìm hiểu tình hình một số địa phương, chúng tôi thấy, hầu hết nông dân chưa nắm được, không có thông tin về Quyết định 131⁄QĐ-TTg- một chính sách đã và đang phát huy hiệu quả trong chương trình chống suy giảm kinh tế của Chính phủ, rất cần thiết cho nông dân. Tuyên truyền và phổ biến chủ trương, chính sách của Nhà nước tới dân trước tiên là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội ở địa phương; thứ đến, trong lĩnh vực này, là của các ngân hàng, nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT trên địa bàn. <⁄FONT><⁄P> <P><FONT face="Times New Roman" size=3>Những hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách ở một số địa phương đã làm hạn chế một phần hiệu quả của công cụ điều tiết vĩ mô nhằm chống suy giảm kinh tế. Đơn cử, trong số 23.518 hộ nông dân ở huyện Yên Bình hiện chỉ có 10 hộ được vay vốn hỗ trợ lãi suất, trong khi nông dân đang “khát” vốn làm ăn. Trong thực tế, nông dân không tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ lãi suất còn có lý do các ngân hàng chấp hành đúng quy định, chặt chẽ trong cho vay. Theo Quyết định 131⁄QĐ-TTg, nguồn vốn vay được hỗ trợ lãi suất là vốn ngắn hạn, thời hạn vay được hỗ trợ tối đa 8 tháng với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01.02.2009 tới 31.12.2009. <⁄FONT><⁄P> <P><FONT face="Times New Roman" size=3>Tình trạng phổ biến là, nhiều nông dân không vay được vốn lãi suất thấp điều chỉnh theo Chỉ thị 06⁄CT-NHNN ngày 31.12.2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vì chưa trả hết vốn vay lãi suất cao do chu kỳ sản xuất chưa kết thúc hoặc không có khả năng huy động vốn trả nợ cũ cho ngân hàng để vay mới, càng không thể vay vốn hỗ trợ lãi suất 4%. Một nông dân có tiếng làm ăn giỏi ở xã Hán Đà (Yên Bình) thế chấp tài sản vay 100 triệu đồng ngân hàng xây dựng chuồng trại nuôi 250 con lợn thịt, nuôi cá lồng cho hiệu quả cao, nay cần khoảng 40 - 50 triệu để mở rộng sản xuất nhưng bế tắc vì vốn. <⁄FONT><⁄P> <P><FONT face="Times New Roman" size=3>Theo quy định, không thể đem tài sản đang thế chấp ngân hàng để bảo đảm khoản vay mới. Cách duy nhất là được Ngân hàng Phát triển bảo lãnh, nhưng ngân hàng này chỉ bảo lãnh khoản vay từ 100 triệu đồng trở lên với những quy trình, thủ tục vô cùng chặt chẽ, trong khi thời gian đồng nghĩa với cơ hội làm ăn của nông dân.<⁄FONT><⁄P> <P><FONT face="Times New Roman" size=3>Quy định là cứng nhắc, chính sách là chặt chẽ, câu hỏi ở đây là các ngân hàng đã cùng cấp ủy, chính quyền tìm cách tháo gỡ vướng mắc cho nông dân chưa? Cho vay bằng niềm tin – tư duy không cũ nhưng dường như vẫn rất mới với một số ngân hàng. Lo ngại một chính sách ưu đãi của Chính phủ bị “cứng” hoá trên bàn giấy kể cũng có cơ sở khi chỉ còn 4 tháng nữa là Quyết định 131⁄QĐ-TTg hết hiệu lực! Mới đây, Chính phủ đã ban hành Quyết định 443⁄QĐ-TTg về cho vay hỗ trợ lãi suất trung, dài hạn với các tổ chức cá nhân vay vốn ngân hàng phát triển sản xuất kinh doanh. Chính sách này phải được các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội và ngành ngân hàng tuyên truyền kịp thời, sâu rộng tới các đối tượng – trong đó có nông dân. Giảm phiền hà, rút ngắn quy trình, thủ tục và linh hoạt cho vay để dòng vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn ngày càng mạnh mẽ, hiệu quả - đó là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng mà các ngân hàng cần thực hiện kịp thời hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết TW 7 (Khoá X) của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.<⁄FONT><⁄P> <P align=right><FONT face="Times New Roman" size=3><STRONG>Quốc Khánh<⁄STRONG><⁄P><⁄FONT>
Các tin khác
YBĐT - Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là công cụ hỗ trợ đắc lực nhằm nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của các tầng lớp cán bộ và nhân dân. Có rất nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả đã và đang được áp dụng và một trong những hình thức tuyên truyền, phổ biến có hiệu quả nhất đó là tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua hoạt động hòa giải của đội ngũ hòa giải viên cơ sở.
YBĐT - Năm 2000, lần đầu tiên những cột bê tông cao lớn “cõng” điện lên thắp sáng các bản làng của xã Sơn A (huyện Văn Chấn) - Yên Bái. Bà con các dân tộc ở đây rất đỗi vui mừng. Hôm nay, sau 9 năm sáng điện, tôi về thăm bản Cò Cọi, xã Sơn A nhưng thật ngỡ ngàng khi lại thấy những cột bê tông nằm trơ trọi giữa đồng cùng những đường dây mắc còn dang dở. Lại bắt gặp những cái nhìn bâng khuâng đầy nghi hoặc, khiến tôi chạnh lòng nghĩ tới niềm tin của bà con dân bản vốn đã bị “chắp vá” nhiều lần vì những đường dây mắc điện kia vẫn đang bị bỏ lửng.
YBĐT - Yên Bái hiện có 800 doanh nghiệp, hợp tác xã (gọi chung là doanh nghiệp). Năm 2008, các doanh nghiệp đóng góp cho ngân sách trên 228 tỷ đồng, chiếm 58,21% số thu của tỉnh; giải quyết việc làm cho 22.000 lao động. Đóng vai trò là “xương sống” nền kinh tế, nhưng tình trạng chung là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thiếu vốn, sức cạnh tranh yếu nên rất khó khăn khi lạm phát và suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, có đơn vị đứng trên bờ phá sản.
YBĐT - Việc giải quyết hậu quả sau "cái chết" của sông Thị Vải (tháng 9 năm 2008) chưa thôi, khiến các nhà chức trách và người dân tỉnh Đồng Nai ngày đêm trăn trở, hôm nay trở về xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, chúng ta lại không khỏi đau lòng khi thấy dòng sông Hồng cũng đang "nghẹn ngào kêu cứu".