Xà Hồ: Vẫn cứ đẻ nhiều!

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/10/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) hiện có 9 thôn bản, 404 hộ với 2.580 khẩu và 100% là đồng bào Mông sinh sống. Nằm gần trung tâm huyện nhưng đời sống của bà con còn gặp nhiều khó khăn. Số hộ đói nghèo chiếm tỷ lệ cao. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm còn thấp. Tình trạng sinh con thứ 3 trở lên, có chiều hướng gia tăng đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc chiến xoá đói giảm nghèo.

Người phụ nữ Mông này tuổi còn chưa đến 30 đã có 5 đứa con đẻ dày. (Ảnh: Ngọc Sơn)
Người phụ nữ Mông này tuổi còn chưa đến 30 đã có 5 đứa con đẻ dày. (Ảnh: Ngọc Sơn)

Mặc dù, trong nhiều năm qua, chính quyền xã đã tiếp thu sự chỉ đạo huyện về công tác dân số/kế hoạch hoá gia đình (DS/KHHGĐ),  đặc biệt là khâu tuyên truyền vận động bà con bằng cách "cầm tay chỉ việc” kết hợp cán bộ dân số chuyên trách của huyện với đội ngũ cộng tác viên của xã, thôn bản để kịp thời tuyên truyền vận động phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đi đặt vòng, dùng thuốc tránh thai và các biện pháp tránh thai hiện đại khác. Theo báo cáo, năm 2006 toàn xã đã có 105 ca đặt vòng tránh thai, 25 ca uống thuốc tránh thai, 34 ca dùng bao cao su, 10 ca tiêm thuốc tránh thai.

Năm 2007 và 2008, số người thực hiện các biện pháp tránh thai tiếp tục tăng và đầu năm 2009 đến nay, Trạm Y tế xã cũng đã cấp các biện pháp tránh thai như bao cao su, thuốc, tiêm, đặt vòng cho 252 lượt... thế nhưng hiệu quả của công tác DS/KHHGĐ vẫn chưa được như mong muốn. Nói như các cộng tác viên dân số ở các thôn bản thì phát bao cao su về không sử dụng, phát thuốc tránh thai thì ít dùng.

Còn chuyện đặt vòng cốt để lấy chế độ, sau đó lại tự ý đi tháo vòng hoặc lấy lý do đi làm việc quá sức nên vòng tự rơi ra...rồi lại sinh đẻ. Hơn nữa, nhận thức của đồng bào còn nhiều hạn chế; tư tưởng đẻ nhiều con theo kiểu “trời sinh voi thì trời sinh cỏ” và đẻ để có người làm... vẫn ăn sâu trong tâm thức người dân. Nhiều gia đình sinh con một bề gái bằng mọi cách cũng phải sinh cho được con trai để nối dõi hay cố gắng đẻ thật nhiều để có người làm nương. Hiện toàn xã có trên 40 hộ sinh từ 5-6 người con trở lên, như gia đình ông Chứ A Nhà, Giàng A Pha, Vàng A Páo cùng thôn Xáng Pao, đều rơi vào những hộ nghèo đói kinh niên.

Điều đáng buồn là trong những năm qua, việc sinh đẻ không có kế hoạch còn xảy ra trong cả hàng ngũ cán bộ, đảng viên. Từ năm 2007 đến nay đã có gần chục đảng viên sinh con thứ 3 như các trường hợp: Hầu A Gia, Hờ A Phử, Hờ A Sùng ở Chi bộ thôn Đầu Cầu; Vàng A Nủng, Vàng A Xủ, Vàng A Ku ở Chi bộ thôn Kháo Dê.

Ông Giàng A Sinh- Bí thư Đảng uỷ xã cho biết: "Trong những năm qua, xã đã thường xuyên tuyên truyền về tác hại của việc đẻ dày, đẻ nhiều trong phát triển kinh tế đến từng hộ gia đình, đặc biệt trong mỗi cán bộ, đảng viên đang sinh hoạt ở các thôn bản, thế nhưng toàn xã vẫn nhiều đảng viên vi phạm. Xã đã báo cáo lên huyện và đã có các biện pháp kỷ luật nghiêm số này”. Tuy nhiên mọi biện pháp hầu như chưa đủ sức răn đe. Mọi quy định về DS/KHHGĐ và công tác tuyên truyền, vận động của cán bộ dân số đến với người dân nơi đây vẫn đang gặp khó. Vì vậy từ đầu năm đến nay toàn xã đã có tới 18 trường hợp sinh con thứ 3. 

Hà Tĩnh

Các tin khác
Giống cây trồng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cũng như năng suất.

YBĐT - Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền nông nghiệp nói chung, vấn đề cung ứng giống đảm bảo chất lượng, số lượng đang đặt ra cấp thiết.

YBĐT - Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm (TTKNT-MP-TP) đi vào hoạt động từ năm 2003. Chức năng chủ yếu là kiểm tra, giám sát và quản lý chất lượng các loại thuốc có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người được sản xuất, lưu hành tại địa phương.

Ảnh minh họa

YBĐT - Như vậy là tháng đầu tiên của năm học mới 2009 - 2010 đã đi qua. Các thầy cô giáo cũng như học sinh của mỗi trường học đã khắc phục khó khăn để tựu trường sớm so với mọi năm và tổ chức khai giảng năm học mới đầy hứng khởi.

Lợi dụng sự kém hiểu biết của đồng bào vùng cao, hình thức bán hàng đa cấp đang có những dấu hiệu lừa đảo để trục lợi.

YBĐT - Hệ thống bán hàng đa cấp lâu nay đã không còn xa lạ đối với người dân ở những thành phố lớn. Và cũng đã không ít lần các cơ quan báo chí lên án một số công ty dưới hình thức này đã có hành vi lừa bịp trong kinh doanh để kiếm lời. Khi đã khó có thể “kiếm ăn” ở các đô thị, giờ đây hệ thống này lại len lỏi đến vùng sâu, vùng xa mà huyện Văn Chấn là một địa bàn điển hình, nhằm “móc túi” bà con đồng bào dân tộc thiểu số vốn đã nghèo lại thiếu hiểu biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục