Tái đàn gắn với phòng chống dịch
- Cập nhật: Thứ sáu, 10/5/2013 | 9:21:59 AM
YBĐT - Vào thời điểm này, nhiều địa phương trong tỉnh, trong đó có huyện Văn Chấn đang tích cực phát triển đàn lợn sau dịch tai xanh năm 2012. Đây là tín hiệu đáng mừng nhưng cũng thực sự đáng ngại bởi dịch tai xanh đang bùng phát mạnh tại nhiều địa phương trong cả nước nếu không chủ động phòng chống.
Còn nhớ dịch tai xanh ở Yên Bái được phát hiện từ ngày 17/3/2013 tại thôn An Sơn, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn. Đây là địa phương chăn nuôi lợn hàng hóa của tỉnh, hầu hết các hộ đều nuôi với số lượng lớn, bình quân mỗi lứa lợn thịt có vài ba chục đến hàng trăm con.Người dân ở đây đã áp dụng biện pháp "chăn nuôi khép kín" bằng việc tự nuôi lợn nái để cung cấp giống cho gia đình và trong thôn...
Nhưng khi dịch tai xanh trên đàn lợn xuất hiện trước đó chừng 20 ngày, người dân vẫn không báo với các cơ quan chức năng mà đem lợn ốm bán chạy với hy vọng "vớt vát" được đồng nào hay đồng đó. Vì vậy, dịch bùng phát nhanh, 7 xã, phường của thị xã Nghĩa Lộ và các xã giáp ranh với xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn đã phát dịch.
Đến ngày 9/5/2012, tại 25 xã, phường, thị trấn của 6 huyện: Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ, thành phố Yên Bái, Văn Yên, Trấn Yên và Trạm Tấu đã có 5.757 con lợn mắc bệnh, ốm chết 3.423 con, trong đó tiêu huỷ 3.020 con, tương đương với 84.168 kg. Đặc biệt, dịch tai xanh đã làm thiệt hại 513 con lợn nái (huyện Văn Chấn 367 con, thị xã Nghĩa Lộ 127 con, huyện Văn Yên 6 con, huyện Trấn Yên 3 con, huyện Trạm Tấu 7 con, thành phố Yên Bái 3 con).
Mặc dù nguyên nhân chính xác của dịch tai xanh vẫn chưa được xác định, nhưng dịch đã xuất hiện ở thành phố Yên Bái - một địa bàn "cô lập" với vùng dịch tai xanh ở lợn, nên không thể bỏ qua khả năng lợn được mổ thịt và vận chuyển đem bán ở địa bàn này. Ngay sau đó, tỉnh đã thành lập các chốt kiểm dịch chính thuộc các huyện, thị, thành phố có dịch và tại tất cả các thôn, bản có dịch. Đồng thời, cung ứng thuốc sát trùng để tiêu độc, khử trùng tại vùng dịch và nơi có nguy cơ lây lan, bùng phát dịch; chuyển vắc-xin tai xanh để tiêm phòng... và dịch cũng đã được dập tắt.
Hiện nay, dịch tai xanh ở lợn đang bùng phát mạnh trên địa bàn nhiều tỉnh, thành trong cả nước như: Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bạc Liêu, Bắc Ninh và ngoại thành Hà Nội. Cũng vào thời điểm này, nhiều địa phương ở Yên Bái đang tái đàn và phát triển mạnh đàn lợn nhưng để tránh được bài học đau xót sau đợt dịch tai xanh năm 2012 khiến trên 1.600 hộ nông dân thiệt hại nặng thì ngành chức năng cần phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền cho các hộ chăn nuôi chủ động vệ sinh chuồng trại, phòng chống dịch, tập trung tiêu độc khử trùng các ổ dịch lợn tai xanh năm trước.
Đặc biệt, cần khuyến cáo người dân khi phát hiện thấy lợn có hiện tượng mắc dịch bệnh phải báo kịp thời cho ngành chức năng khoanh vùng dập dịch. Không nên vì lợi ích trước mắt mà giết mổ lợn mắc dịch vận chuyển đi bán làm dịch lan rộng, gây tổn hại chung cho nhiều hộ dân và ngành chăn nuôi.
Minh Đức
Các tin khác
YBĐT - Từ đầu năm 2013 đến nay, toàn tỉnh Yên Bái có trên 4.500 trường hợp mắc cúm được thống kê, quý I năm 2013 đã có 2 trường hợp tử vong nghi nhiễm cúm A/H1N1... Tuy vậy, trước hết phải khẳng định rằng các loại dịch cúm tại Yên Bái hiện nay chưa có dấu hiệu bất thường.
YBĐT - Là tỉnh có diện tích chè đứng thứ hai của cả nước, trong những năm qua, chè được xác định là cây trồng mũi nhọn chủ lực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho hàng vạn người dân Yên Bái. Song, trên thực tế, đến nay cây chè vẫn chưa thể giúp người dân thoát nghèo và làm giàu.
YBĐT - Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Yên Bái vừa qua đã tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2013 với chủ đề "An toàn thực phẩm bếp ăn tập thể” góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).
YBĐT - Theo quy hoạch, khảo sát thăm dò và sử dụng cát, sỏi lòng sông của tỉnh năm 2011 thì trên địa bàn tỉnh chỉ có 11 điểm cát, sỏi đủ điều kiện cho phép khai thác.