Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (1948 – 2018), 60 năm Ngày Bác Hồ thăm Yên Bái (25/9/1958 - 25/9/2018)

Những tấm lòng nhân ái

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/5/2018 | 1:46:07 PM

YBĐT - Những phong trào, việc làm như "Bát cháo tình thương”, "Gian hàng Chữ thập đỏ” ... ở thị xã Nghĩa Lộ đã và đang góp thêm "điểm tựa” động viên, giúp đỡ những mảnh đời còn khó khăn có thêm động lực và tự tin vươn lên trong cuộc sống. 

Những bát cháo tình thương sẻ chia tới bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện Đa khoa khu vực thị xã Nghĩa Lộ.
Những bát cháo tình thương sẻ chia tới bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện Đa khoa khu vực thị xã Nghĩa Lộ.

Từ "Bát cháo tình thương”...

Như thường lệ, 10 giờ 30 phút sáng ngày Chủ nhật, tại Khu nhà Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa khu vực (BVĐKKV) Nghĩa Lộ lại có rất đông bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đến nhận những bát cháo tình thương từ tay lãnh đạo, các y bác sỹ, nhân viên y tế và những nhà hảo tâm. Ông Lục Văn Inh ở xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ) là người nhà của bệnh nhân tại Khoa Mắt đã bộc bạch: "Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, chi phí khám chữa bệnh cộng thêm nỗi lo cơm áo hàng ngày khiến cuộc sống càng trở nên vất vả. Chính vì vậy, bát cháo tình thương với chúng tôi thật quý giá và trân trọng”.
 
Trực tiếp múc những bát cháo nóng cho bệnh nhân nghèo, anh Nguyễn Tiến Dũng - cán bộ Phòng khám của Bệnh viện chia sẻ: "Chúng tôi đến từ rất sớm để chuẩn bị, từ thực phẩm, bếp núc đến dọn dẹp, vệ sinh bát đũa… Mọi người ai cũng hào hứng vì được góp sức giúp đỡ bệnh nhân nghèo, đây cũng là một cách học và làm theo Bác rất thiết thực”.
 
Học Bác từ những việc làm đơn giản hàng ngày, từ năm 2013 đến nay, gần 10 triệu đồng với hàng ngàn suất cháo đã được đưa đến cho bệnh nhân nghèo đang điều trị. Tới nay, Phong trào "Bát cháo tình thương” đã được nhân rộng, lan tỏa khắp các tổ dân phố, các thôn, bản, xã, phường ở thị xã. Phường Pú Trạng, gần như mỗi tuần lại có một tổ dân phố phối hợp với Chi đoàn Bệnh viện tổ chức Phong trào "Bát cháo tình thương” cho khoảng 200 bệnh nhân và tặng thêm sữa hộp cho các cháu nhỏ đang điều trị.
 
Đồng chí Nguyễn Thị Hương - Bí thư Chi bộ Tổ dân phố 4, phường Pú Trạng cho biết: "Nhân dân tổ dân phố 4 đã và đang hưởng ứng tích cực Phong trào "Bát cháo tình thương” với tổng trị giá hỗ trợ hơn 2 triệu đồng. Số tiền này do các cháu học sinh, sinh viên trên địa bàn đóng góp khi về nghỉ hè để hỗ trợ, động viên những bệnh nhân đang điều trị tại viện”.
 
Phong trào "Bát cháo tình thương” đã nhân rộng đến các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm. Tại các khoa, phòng của Bệnh viện đều có hòm tiền tiết kiệm, tủ quần áo ấm tình thương để vận động sự ủng hộ giúp bệnh nhân nghèo. Hội Chữ thập đỏ Bệnh viện phát động ủng hộ 2 lần/năm. Trước là, khoa nào ủng hộ ở khoa đó và sử dụng cho bệnh nhân nghèo điều trị tại khoa thiếu quần áo mặc. Về sau, những nghĩa cử đó lan tỏa tới người nhà bệnh nhân, họ tới chăm sóc người thân đều mang theo quần áo để quyên góp, ủng hộ.
 
Đến nay, trong mỗi tủ quần áo của các khoa, phòng của viện luôn có từ 50 -70 bộ; số tiền quyên góp trên 6 triệu đồng đã giúp hàng chục bệnh nhân nghèo có thêm tiền ăn, tiền truyền máu, tiền xe khi chuyển viện...

.... Đến "Gian hàng Chữ thập đỏ”

"Gian hàng Chữ thập đỏ” với thông điệp "Ai thừa mang đến, ai thiếu đến lấy" lần đầu tiên được Hội Chữ thập đỏ phường Pú Trạng tổ chức, đây là nơi trung chuyển hàng hóa giữa những người có nhu cầu cho và nhận, hàng hóa không sử dụng của gia đình này có thể là mặt hàng cần thiết của gia đình khác. Gian hàng là một hình thức gây quỹ trên tinh thần tự nguyện "Lá rách ít đùm lá rách nhiều”, thu hút sự ủng hộ của đông đảo nhân dân với rất nhiều quần áo, giày dép, sách vở, đồ dùng gia đình.
 
Sau buổi khai trương, "Gian hàng Chữ thập đỏ” (CTĐ) được giao cho Hội CTĐ phối hợp với Đoàn Thanh niên phường phân công cán bộ, đoàn viên thanh niên, tình nguyện viên tham gia trực, có thông báo cụ thể đến các tổ dân phố, các chi hội để nhân dân trao đổi hàng hóa. Bà con là hộ nghèo, cận nghèo nhận hàng từ thiện miễn phí toàn bộ, hoặc tự mình ủng hộ tùy tâm vào "Thùng quỹ nhân đạo” đặt tại Gian hàng. Những bà con không thuộc diện hộ nghèo, có nhu cầu lấy hàng, sẽ tự giác ủng hộ vào "Thùng quỹ nhân đạo” tối thiểu từ 5.000 - 10.000 đồng/chiếc quần, áo hoặc các đồ dùng khác; 30.000 đồng/bộ sách giáo khoa cũ…
 
Bà Trần Anh Đào - Chủ tịch Hội CTĐ phường Pú Trạng cho biết: "Sau khi nhận những mặt hàng được ủng hộ, chúng tôi phân loại, sắp xếp lại, những đồ dùng bẩn hoặc nhàu như quần áo sẽ giặt là lại cho phẳng và sạch sẽ”. Đồng chí Nguyễn Việt Tiến – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường cho rằng: "Gian hàng CTĐ là mô hình mới, phù hợp với nhu cầu của địa phương. Dự kiến, chúng tôi sẽ mở rộng mô hình phù hợp với đối tượng nghèo cần được giúp đỡ”.

"Bát cháo tình thương”, "Gian hàng Chữ thập đỏ” - những phong trào, việc làm nhân văn đó ở thị xã Nghĩa Lộ đã và đang góp thêm "điểm tựa” động viên, giúp đỡ những mảnh đời còn khó khăn có thêm động lực và tự tin vươn lên trong cuộc sống. Những phong trào, việc làm đó là minh chứng thiết thực về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đang lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng, tô đẹp thêm truyền thống quý báu của dân tộc: "Thương người như thể thương thân”. 

Ngọc Sơn

Các tin khác
Thư viện với không gian mở, giúp các em học sinh Trường PTDTBTTH Lao Chải trao đổi, khám phá và mở mang tri thức.

YBĐT - Ở Lao Chải - xã vùng cao nhiều khó khăn của huyện Mù Cang Chải có một người thầy luôn nuôi dưỡng khát khao được gieo con chữ cho con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Đó là thầy giáo Bùi Công Nguyên - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học (PTDTBTTH) Lao Chải.

Thung lũng Mường Lò nhìn từ hang Thẩm Lé. (Ảnh nguồn interne)

YBĐT - Hang Thẩm Lé còn được gọi là hang "Tình yêu” gắn với câu chuyện tình của chàng Khôm (tức đắng) nghèo khổ yêu nàng Ban xinh đẹp. Trong quá khứ, đó là một thời lễ hội hoa ban, lễ hội chơi hang Thẩm Lé.

Gia đình anh Nguyễn Trường Giang thực hiện mô hình thâm canh tăng năng suất bưởi kết hợp nuôi ong lấy mật.

YBĐT - Hơn 40 tỷ đồng từ vụ bưởi vừa qua là thành quả mà nông dân xã Đại Minh, huyện Yên Bình thu về sau một năm chắt chiu chăm bón.

Chị Hoàng Thị Peng (giữa) tuyên truyền cho phụ nữ trong thôn về cách chăm sóc sức khoẻ sinh sản - phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.

YBĐT - Sau cơn mưa rào bất chợt của vùng cao, một ngày trung tuần tháng 5, tôi được trò chuyện với Peng trong căn nhà sàn đơn sơ và giản dị của chị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục