Làng dâu Việt Thành vào vụ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/9/2021 | 7:37:23 AM

YênBái - Sang thu. Vạn vật như thay đổi hẳn. Bầu trời xanh thăm thẳm. Không còn những trận mưa rào xối xả, không còn cái nắng bức, oi ả mà thay vào đó những cơn gió thu mát lành. Với người dân trồng dâu nuôi tằm ở nông thôn mới nâng cao Việt Thành, huyện Trấn Yên, vụ thu là vụ chính để họ thu hoạch kén trong năm.

Lãnh đạo xã Việt Thành kiểm tra chất lượng dâu ở thôn Lan Đình.
Lãnh đạo xã Việt Thành kiểm tra chất lượng dâu ở thôn Lan Đình.

Cây dâu bắt đầu bén duyên với người dân Việt Thành từ đầu năm 2000. Lúc đầu, chỉ có vài hộ ở thôn Trúc Đình, Lan Đình trồng thử. Trước cây dâu, người dân ở vùng này đã không thành công với nhiều loại cây trồng khác như: chuối tiêu,  cây gai… rồi chuyển về trồng ngô, khoai lang, đậu trên nhiều diện tích màu mỡ chạy dọc theo sông Hồng mà hiệu quả không được như mong muốn. 

Mấy mươi năm thăng trầm với nghề "ăn cơm đứng”, ông Nguyễn Thế Ngữ ở thôn Lan Đình nhớ lại: "Năm 2000, khi có chủ trương trồng dâu nuôi tằm, xã, huyện tạo điều kiện cho chúng tôi về Ba Vì, Vĩnh Phúc, Thái Bình và sang Trung Quốc để tham quan, học tập kinh nghiệm. Các cơ quan chuyên môn cũng về địa phương "cầm tay chỉ việc” cho người dân làm quen với việc trồng dâu nuôi tằm. Một, hai vụ đầu, cây dâu cũng phát huy hiệu quả, người dân phấn khởi. Nhưng được mùa mất giá, thiên tai bão lũ… làm cho người trồng dâu phải lao đao”. 

Tuy trải qua nhiều khó khăn nhưng ông Ngữ luôn có một niềm tin vững chắc, mãnh liệt với nghề tằm tang. Từ mấy sào ban đầu, đến nay, gia đình ông Ngữ đang sở hữu 1,8 mẫu đất trồng dâu nuôi tằm, hàng năm, thu trên 1,2 tấn kén, cho thu nhập trên 120 triệu đồng. 

Các hộ trong thôn Lan Đình có nhiều diện tích trồng dâu nuôi tằm, tiêu biểu như: Bùi Đức Toàn, Bùi Thị Nam, Trần Mạnh Hợp, Nguyễn Ngọc Thanh, Hoàng Quốc Vinh, Trần Thị Vân… cũng phấn khởi bởi tiếp tục có một vụ kén thành công và đầu ra ổn định. 

Ông Bùi Đức Toàn chia sẻ: "Với hơn 1 mẫu dâu hiện có, ở vụ tằm năm nay gia đình sẽ thu về trên 1 tấn kén. So với cây lúa và các loại cây con khác, trồng dâu nuôi tằm hiệu quả hơn mấy lần”. 

Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Lan Đình là thôn khởi điểm của xã trong trồng dâu nuôi tằm. Thôn có hơn 100 hộ thì có trên 90 hộ trồng dâu nuôi tằm với tổng diện tích gần 90 ha. Tuy ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, giá kén tằm có giảm nhưng người dân kiên trì, bám trụ cây con này”. 



Hợp tác xã Dâu tằm tơ Việt Thành được thành lập nhằm cung cấp con giống chất lượng cho các thành viên và người nuôi tằm. 

Việt Thành hôm nay đang trên đà phát triển! Những ngôi nhà theo kiểu dáng biệt thự nằm xuất hiện ngày càng nhiều, con đường bê tông uốn quanh những cánh đồng, ruộng dâu xanh mướt bạt ngàn. Cùng với cây lúa, cây quế thì trồng dâu nuôi tằm đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. 

Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga - cho biết thêm: "Căn cứ vào tình hình thực tế thổ nhưỡng đất đai, Việt Thành đã quy hoạch, hình thành 3 vùng phát triển kinh tế có trọng tâm, trọng điểm. Vùng Đồng Phúc trồng rừng kinh tế mà chủ lực là cây quế. Vùng Phú Thọ trọng tâm phát triển dịch vụ, thương mại, tiểu thủ công nghiệp, mở rộng các cơ sở sản xuất kinh doanh. Vùng Lan Đình phát triển mạnh về trồng dâu nuôi tằm”. 

Tâm huyết với cây dâu, con tằm, người dân ở Việt Thành không chỉ mở rộng diện tích, dồn điền đổi thửa, trồng dâu thành vùng tập trung, xây dựng nhà nuôi tằm mà còn đưa các giống dâu có chất lượng, năng suất cao, áp dụng công nghệ mới.

Từ một vài hộ ban đầu, hiện, toàn xã đã trồng được trên 200 ha dâu với hơn 300 hộ nuôi tằm; thành lập được một hợp tác xã với 32 tổ hợp tác, 152 thành viên. Vụ này, nhân dân nuôi được trên 400 vòng tằm, sản lượng kén năm 2021, ước đạt trên 300 tấn, mang lại nguồn thu khoảng 30 tỷ đồng.  

Những con số đầy ấn tượng như: 7/8 thôn đạt thôn nông thôn mới kiểu mẫu, thu nhập bình đầu người đạt 54 triệu đồng/năm hay những ngôi nhà bề thế, những con đường bê tông sạch đẹp, tất cả đang chứng minh rằng, đời sống của người dân Việt Thành thực sự no ấm và hạnh phúc!

Văn Tuấn

Tags trồng dâu nuôi tằm hiệu quả kinh tế cao phát triển dịch vụ thương mại tiểu thủ công nghiệp nông thôn mới kiểu mẫu Việt Thành Trấn Yên

Các tin khác
Bà con người Mông xã Sùng Đô thu hái chè Shan tuyết.  (Ảnh: T.L)

Sùng Đô là xã đặc biệt khó khăn, địa hình dốc núi hiểm trở, hộ nghèo chiếm tới trên 30%. Song, nơi đây luôn có những nhân tố điển hình là hạt nhân cùng Đảng bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghị quyết của Đảng, giúp giảm nhanh hộ nghèo.

Công an xã Chế Tạo thăm hỏi gia đình có người đi cai nghiện.

Nằm cách trung tâm xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải 20 km, Pú Vá là một trong 3 thôn khó khăn nhất của xã xa nhất tỉnh này với 74 nóc nhà người Mông nằm chênh vênh trên sườn núi, không có điện thắp sáng, đường vào tận cùng gian nan. Vì vậy, để giải được bài toán thoát nghèo nơi đây thực sự không hề dễ dàng.

Nhiều hộ dân trong tỉnh đã chăn nuôi trâu, bò theo hướng hàng hóa, nên công tác tiêm phòng vắc - xin bảo vệ đàn vật nuôi luôn được chú trọng.

Theo kế hoạch năm 2021, toàn tỉnh sẽ tiêm phòng các loại vắc - xin định kỳ 834.690 liều cho đàn vật nuôi, chủ yếu là trên đàn trâu, bò và lợn. Tuy nhiên, đến hết tháng 7/2021, kết quả tiêm phòng đợt 1 mới chỉ đạt 14%.

Các chiến sĩ dân quân chuẩn bị bữa ăn trong Khu cách ly Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trấn Yên.

Các phương tiện truyền thông không ngừng đăng tải các bài viết và hình ảnh về lực lượng y tế, công an và mới đây là bộ đội trên tuyến đầu chống dịch. Với những gian nan, vất vả và cả nguy hiểm đang phải đương đầu, họ xứng đáng được tôn vinh, được nhân dân quý mến, biết ơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục