Yên Bái: “Sao vuông” ngăn dịch

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/9/2021 | 7:09:41 AM

YênBái - Các phương tiện truyền thông không ngừng đăng tải các bài viết và hình ảnh về lực lượng y tế, công an và mới đây là bộ đội trên tuyến đầu chống dịch. Với những gian nan, vất vả và cả nguy hiểm đang phải đương đầu, họ xứng đáng được tôn vinh, được nhân dân quý mến, biết ơn.

Các chiến sĩ dân quân chuẩn bị bữa ăn trong Khu cách ly Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trấn Yên.
Các chiến sĩ dân quân chuẩn bị bữa ăn trong Khu cách ly Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trấn Yên.

Trong số những chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch còn có một lực lượng rất ít được nhắc đến, đó là những chiến sĩ dân quân. Các anh cũng hy sinh, vất vả, nguy hiểm chẳng kém, khi mà dịch bệnh đang diễn biến cực kỳ phức tạp, chúng tôi đến các chốt kiểm dịch, những khu cách ly để viết về các chiến sĩ dân quân tự vệ đang sát cánh cùng đồng chí, đồng đội, ngày đêm quên mình để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho nhân dân.

Tại Khu cách ly Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Trấn Yên, đồng chí Đỗ Trọng Đại - chiến sĩ dân quân thôn Đồng Phú, xã Việt Thành đang cùng với anh em lo bữa ăn trưa cho hơn 100 người đang thực hiện cách ly tại đây. Anh Đại và lực lượng tham gia làm bếp toàn là những người thạo việc. Nhờ thế, các bữa ăn đều tươi ngon, đảm bảo vệ sinh và hợp khẩu vị, giúp người cách ly đảm bảo sức khỏe. 

Thực hiện Công điện của Bộ Quốc phòng và chủ trương huy động lực lượng dân quân tự vệ tham gia phòng chống dịch bệnh Covid-19, ngay từ đầu năm 2020, UBND các huyện, thị, thành phố trong tỉnh đã trưng tập 58 chiến sĩ dân quân tham gia các chốt kiểm soát dịch bệnh cấp tỉnh, 297 đồng chí tham gia các chốt kiểm dịch cấp huyện, xã và gần 100 đồng chí tham gia làm công tác đảm bảo tại các khu cách ly tập trung. 

Cùng với đó, hàng trăm chiến sĩ dân quân tại các thôn, bản, tổ dân phố vừa sẵn sàng chiến đấu vừa tham gia tuyên truyền, hướng dẫn tại các khu vực chợ; đồng thời, sẵn sàng thực hiện các mệnh lệnh khi cấp trên có yêu cầu. 

Nhận lệnh làm nhiệm vụ là chấp nhận khó khăn, vất vả và nguy hiểm nữa, nhưng đã là chiến sĩ lực lượng vũ trang, các anh luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, phát huy truyền thống khi Tổ quốc và nhân dân cần đến mình, không ai thoái thác hay trốn tránh nhiệm vụ trên giao. 

Đi chống dịch là giao lại ruộng vườn, đồi rừng, chuồng trại cho cha mẹ và vợ con, anh Đỗ Trọng Đại cho biết: "Nhận lệnh trưng tập khi chè đến lứa hái, tằm đến kỳ ăn rỗi, rồi lúa chín đợi người gặt… giao lại hết cho vợ và người thân nên không tránh khỏi lo lắng. Tuy nhiên, khó khăn đã được khắc phục, hơn nữa, anh em dân quân đều xác định rõ trách nhiệm của mình”. 

Qua trao đổi với Thượng tá Trần Văn Toàn - Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Trấn Yên, được biết, hàng nghìn ngày công của các đồng chí dân quân tại khu cách ly, tại các chốt kiểm dịch ở Minh Quân, Việt Cường, các tổ công tác dọc cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi qua địa bàn huyện trong suốt hai năm qua đều được thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm cao. Hình ảnh người chiến sĩ "sao vuông” càng in đậm hơn trong lòng nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.

Có mặt tại các chốt kiểm dịch, các khu cách ly mới thấy vai trò của lực lượng dân quân tự vệ. Họ cũng vất vả nắng mưa, khuya sớm. Họ cũng đứng trước nguy cơ mắc bệnh rất cao nhưng trong khi các lực lượng bạn đều có lương và các chế độ, nhiều cơ quan, đơn vị có điều kiện còn hỗ trợ thêm cho anh em đi chống dịch thì lực lượng dân quân thiệt thòi hơn rất nhiều. 

Ngoài số tiền bồi dưỡng 150.000 đồng/ngày, theo quy định của Nghị định số 02/2019 của Chính phủ về Phòng thủ dân sự thì anh em dân quân tham gia chống dịch hoàn toàn không có một chế độ nào khác. 

Vẫn biết, chống dịch như chống giặc, giặc đến nhà thì ai ai cũng ra trận, nhất là lực lượng vũ trang; vì dân, vì nước, chẳng quản hy sinh, vất vả chứ đừng nói gì đến chế độ đãi ngộ! 

Cùng với quân và dân cả nước, Yên Bái đã xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch và phương án cho mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra. Nhiều khu cách ly tập trung đã được hình thành trên địa bàn tỉnh để sẵn sàng đón nhận đồng bào vào ăn ở. Nhiều chốt kiểm dịch cấp huyện, nhất là cấp xã đã và sẽ được thành lập, ứng phó với mọi tình huống xảy ra tại Yên Bái… Tất cả đã sẵn sàng, đồng nghĩa với đó là số lượng chiến sĩ dân quân được huy động sẽ tăng lên. 

"Quán triệt sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng và của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, chúng tôi sẽ đảm bảo lực lượng trong mọi tình huống. Tinh thần, ý chí của cán bộ, chiến sĩ cả chuyên trách và bán chuyên trách luôn cao độ, sẵn sàng thực hiện mệnh lệnh trên giao, không quản khó khăn, vất vả và cả nguy hiểm để chung sức, đồng lòng cùng cả nước lao vào trận chiến chống dịch” - Đại tá Nguyễn Trọng Thuần - Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh khẳng định.

Chiến sĩ dân quân Nguyễn Tuấn Anh, xã Bạch Hà, huyện Yên Bình cẩn thận treo bộ trang phục dân quân tự vệ còn rất mới, đôi giày và chiếc mũ gắn huy hiệu sao vuông lấp lánh trước khi đi làm đồng. 

"Để sẵn đó, chỉ huy gọi là lên đường được ngay. Dịch bệnh quá phức tạp rồi, mọi người đều cố gắng, phát huy tinh thần để chung tay ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh”. Yên Bái khá bình yên trước "cơn bão Covid”. 

Rồi đây, khi dịch bệnh sẽ được kiểm soát và đẩy lùi trên cả nước, nhịp sống an vui sẽ quay trở lại, chúng tôi tin là như vậy vì có những người chiến sĩ "sao vuông” đang cùng bộ đội, công an, y tế, cả hệ thống chính trị và nhân dân chung sức, đồng lòng bằng quyết tâm chính trị cao nhất.

Lê Phiên

Tags Kiên Thành Trấn Yên COVID-19 đại dịch dân quân sao vuông Bạch Hà Yên Bình

Các tin khác
Câu lạc bộ văn nghệ tại các xã, phường là hạt nhân tích cực trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

15 Nghệ nhân ưu tú, 7 nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hó phi vật thể là “báu vật nhân văn sống” lưu giữ tinh hoa văn hóa truyền thống các dân tộc. Trong dòng chảy hội nhập, công tác bảo tồn, phát huy những giá trị quý báu ấy đã và đang được các nghệ nhân cùng các cấp chính quyền chung sức gìn giữ, dệt một tương lai đậm đà bản sắc và phát triển.

Mẹ Việt Nam anh hùng Vũ Thị Thiệp (bên phải) luôn nhắc nhở con cháu sống xứng đáng với sự hy sinh của thế hệ cha, ông.

Mái tóc cước trắng, tấm lưng còng - năm tháng đã hằn in trên bóng dáng Mẹ Việt Nam anh hùng Vũ Thị Thiệp ở tổ 3, phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái đã ở tuổi 95. Thế nên chuyện cũ những ngày xưa xa có những điều nhớ và quên, đan xen lẫn lộn trong tâm trí mẹ. Nhưng cũng có những miền ký ức vẫn chưa thể phôi pha....

Người Thái Mường Lò với nhiều nét văn hóa đặc sắc được tái hiện lại trong các lễ hội.

Yên Bái là vùng đất đa sắc màu với nhiều dân tộc thiểu số cùng chung sống, sự đa sắc màu ấy tạo nên một nền văn hóa hội tụ những tinh hoa, giàu sắc thái, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản toàn tỉnh đạt 6.800 tấn, bằng gần 58% kế hoạch, tăng 1.800 tấn so với cùng kỳ. Trong ảnh: Người dân Yên Bình nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà. (Ảnh: K.T)

Thời gian qua, nông nghiệp Yên Bái tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng, là nền tảng, là trụ đỡ tạo đà phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, sản xuất nông nghiệp vẫn giữ được nhịp độ phát triển, tạo sinh kế, việc làm và thu nhập ổn định cho người dân nông thôn, nền nông nghiệp từng bước chuyển đổi từ "tư duy sản xuất nông nghiệp" sang "tư duy kinh tế nông nghiệp".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục