1.730 hồ đập xuống cấp: Nguy cơ mất an ninh nguồn nước và an toàn hồ, đập

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/11/2020 | 2:40:57 PM

Theo đánh giá của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, với hàng nghìn hồ đập thủy lợi xuống cấp cần sửa chữa và sửa chữa khẩn cấp, vấn đề an toàn hồ đập trở nên vô cùng cấp bách.

Một nhà máy thủy điện quy mô nhỏ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Một nhà máy thủy điện quy mô nhỏ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Cụ thể theo Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, liên quan vấn đề an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập, trong nhiều năm qua, chúng ta xây dựng gần 7.000 đập, hồ chứa thủy lợi và thủy điện, qua đó phát huy tốt vai trò trị thủy, cấp nước, cấp điện cũng như phòng chống lũ, tạo tăng trưởng lớn cho các ngành kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, do được xây dựng từ nhiều năm nên trong số các công trình nói trên hiện có tới trên 1.000 hồ đập hư hỏng, xuống cấp; 200 hồ hư hỏng, xuống cấp nặng.

Trong điều kiện thiên tai diễn biến bất thường như hiện nay, nguy cơ mất an toàn là rất lớn. Đây cũng đang là một thách thức lớn của các cơ quan quản lý nhà nước, cả hệ thống chính trị trong quá trình phát triển, vừa phải bảo đảm cho khai thác, vận hành của đập, hồ chứa để bảo đảm mục đích phát triển kinh tế - xã hội; vừa phải bảo đảm tuyệt đối an toàn cho hạ du và ổn định cuộc sống của người dân.

Đáng chú ý, sự phát triển của hệ thống thủy lợi, thủy điện của Việt Nam có lịch sử rất lâu đời, từ thời phong kiến, Pháp thuộc và sau năm 1945 đến nay. Với 86.202 công trình thủy lợi, trong đó có 6.998 đập, hồ chứa thủy lợi với dung tích khoảng 14 tỉ m3 nước.

Bên cạnh đó là 500 hồ chứa thủy điện đã đi vào vận hành và khoảng 300 dự án thủy điện đang triển khai xây dựng và chuẩn bị đi vào vận hành. Tổng dung tích các hồ chứa thủy điện là 60 tỉ m3 nước, trong đó có các hồ lớn như thủy điện Thác Bà, Hòa Bình là 9 tỉ m3 nước. Nếu tính cả hồ, đập thủy điện và thủy lợi đã có và sẽ hình thành trong thời gian tới, cả nước sẽ có khoảng 7.800 hồ, đập lớn nhỏ với dung tích 74 tỉ m3 nước.

Tại hội nghị giải trình về "An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập” do Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức mới đây, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đánh giá, trong bối cảnh biến đổi khí hậu cực đoan như hiện nay, lũ lụt xảy ra thường xuyên với cường độ cao, tình trạng không ổn định của địa chất, hiện tượng đứt gãy dẫn tới động đất ở một số vùng cùng với 1.730 hồ, đập thủy lợi bị xuống cấp, trong đó có 1.200 cần sửa chữa và 200 hồ hư hỏng nặng cần sửa chữa khẩn cấp, vấn đề an toàn hồ đập trở nên vô cùng cấp bách, cần được đặc biệt quan tâm chú trọng nởi ảnh hưởng lớn đến an ninh nguồn nước, an toàn cho sản xuất và đời sống.

Đáng chú ý theo ông Phùng Quốc Hiển, nguy cơ mất an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập của Việt Nam là hiện hữu trong cả hiện tại và tương lai. Thực tế, dù Việt Nam có 3.450 con sông, suối lớn nhỏ, với chiều dài từ 10km trở lên với tổng lượng nước mặt trung bình hàng năm hiện nay khoảng 830 tỉ m3 nhưng 63% nguồn nước mặt tạo ra bởi các lưu vực sông nằm ngoài lãnh thổ. Trong đó có 2 con sông lớn là sông Cửu Long có đến 90% lưu vực sông nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam, sông Hồng là trên 50%. Do đó nguồn nước của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào lưu vực, các con sông bắt nguồn từ nước ngoài.

Thực tế này dẫn đến khó khăn trong việc chủ động quản lý, khai thác nguồn nước như tổng lượng dòng chảy, chế độ dòng chảy, nguồn phù sa, nguồn lợi thủy sản tự nhiên… chưa kể đến việc ứng xử của một số quốc gia ở thượng nguồn làm ảnh hưởng đến nguồn nước chảy vào Việt Nam. Khi cần thiếu nước, khi không cần lại thừa nước. Tình trạng xâm ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long có một phần là do nguyên nhân thiếu nước đầu nguồn.
(Theo LĐO)

Các tin khác
Hàng chục nhân viên VNPT tại huyện Phú Lộc (Huế) đã trắng đêm kéo dây, nối cáp để đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân vùng lũ.

Bão lũ liên tiếp ở miền Trung đã gây thiệt hại lên tới 17.000 tỷ đồng. Chính phủ cam kết nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai đảm bảo kịp thời, chính xác hơn và tăng cường đầu tư cho các các công trình hạ tầng phòng chống thiên tai.

Bão lũ đã làm 235 người chết và mất tích; trên 201 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, hư hỏng, tốc mái.

Trước tình hình bão lũ liên tiếp xảy ra tại các tỉnh miền Trung với phạm vi rộng, cường độ rất mạnh và gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, Chính phủ xác định 6 nhiệm vụ cấp bách trước mắt và 7 nhiệm vụ căn bản, lâu dài cần tập trung triển khai trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng lưu ý có lúc bão vào gây thiệt hại không lớn nhưng hoàn lưu bão lại gây thiệt hại rất lớn. Do đó không được chủ quan với bão số 10.

Người dân di dời trước bão số 9 để đảm bảo toàn về người.

Để chủ động ứng phó bão số 10, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản hỏa tốc triển khai di dời dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục