Yên Bái tăng cường phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/3/2022 | 1:55:07 PM

YênBái - Yên Bái với địa hình đồi núi cao, nhiều sông, suối, địa chất phức tạp, nhiều đồng bào dân tộc sinh sống ven các con sông, suối, đồi, núi… nên năm nào cũng chịu thiệt hại lớn do thiên tai gây ra. Công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) được tỉnh đặt thành nhiệm vụ quan trọng đối với cấp ủy, chính quyền các địa phương.

2 cầu tạm Cao Sơn và Thượng Sơn, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên  và 1 người bị lũ cuốn trôi trong trận mưa lớn kéo dài đêm ngày 18 sang ngày 19/2/2022 vừa qua. Ảnh minh họa
2 cầu tạm Cao Sơn và Thượng Sơn, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên và 1 người bị lũ cuốn trôi trong trận mưa lớn kéo dài đêm ngày 18 sang ngày 19/2/2022 vừa qua. Ảnh minh họa

Dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, Đài Khí tượng thủy văn Yên Bái, trong năm 2022, thời tiết, thiên tai diễn biến phức tạp, bất thường, cực đoan, khó lường, tình trạng rét đậm, rét hại, mưa lớn, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất… có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Yên Bái với địa hình đồi núi cao, nhiều sông, suối, địa chất phức tạp, nhiều đồng bào dân tộc sinh sống ven các con sông, suối, đồi, núi… nên năm nào cũng chịu thiệt hại lớn do thiên tai gây ra. Công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) được tỉnh đặt thành nhiệm vụ quan trọng đối với cấp ủy, chính quyền các địa phương.

Mặc dù đã có sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị trong chủ động phòng, chống thiên tai (PCTT) và năm 2021 được đánh giá là năm ít bị ảnh hưởng và thiệt hại nhất, nhưng người dân Yên Bái vẫn phải gánh chịu 10 đợt thiên tai do dông lốc, mưa lớn và ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 2, số 7 và 8.

Các đợt thiên tai đã làm chết và mất tích 5 người, 3 người bị thương; 870 nhà dân bị ảnh hưởng; 140 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại; trên 12 ha nuôi trồng thủy sản, 200 con gia súc bị chết và hàng chục công trình giao thông, thủy lợi, công trình phúc lợi xã hội bị hư hỏng… Ước giá trị thiệt hại trên 17,5 tỷ đồng. 
Mới đây nhất, đầu tháng 3/2022, tại huyện Văn Chấn, trận mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá xảy ra đêm mùng 6 rạng sáng ngày 7 đã làm hơn 100 ngôi nhà trên địa bàn bị tốc mái, ước thiệt hại ban đầu khoảng 250 triệu đồng... cho thấy, thiên tai, bão lũ diễn biến ngày một phức tạp, bất thường, cực đoan và khó lường. 

Mùa mưa bão 2022 đang đến gần, tỉnh chỉ đạo các địa phương, ban, ngành cần đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác PCTT năm 2021, xác định rõ những kinh nghiệm, cách làm hay, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế để xây dựng phương án PCTT phù hợp, hiệu quả nhất khi có tình huống xảy ra. UBND các địa phương xây dựng phương án, kế hoạch phòng, chống sát tình hình thực tế, đồng thời rà soát, di dời dân ra khỏi các khu vực thiên tai nguy hiểm, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản người dân. Kiểm tra, quản lý việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình giao thông, thủy lợi, hệ thống thoát nước, hồ đập chứa nước. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phòng, chống, ứng phó thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ”. 

Cùng với đó, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn và diễn tập về công tác PCTT, nâng cao ý thức cho người dân trong chủ động phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai. Ngoài việc ứng phó giảm thiểu tối đa thiệt hại, phải đồng thời tiến hành thống kê, kiểm kê, đánh giá xác định mức độ thiệt hại để có hỗ trợ. 

Các ngành chức năng và chính quyền các địa phương cần có phương án phù hợp để hạn chế thiệt hại, đảm bảo cung ứng giống, vật tư, phân bón khắc phục kịp thời phục hồi sản xuất và ổn định đời sống người dân. 

Chủ động phương án dự phòng, phương án xử lý những điểm xung yếu, đồng thời chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực khi có tình huống xảy ra sẵn sàng ứng cứu, khắc phục sự cố về điện, giao thông đảm bảo xử lý nhanh nhất, hiệu quả nhất. 

Có kế hoạch dự phòng các mặt hàng thiết yếu, thực hiện cung ứng hàng hóa cho vùng sâu, vùng xa trước mùa mưa lũ. 

Lực lượng công an, quân đội duy trì chế độ trực, chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình sự cố, thiên tai trên địa bàn, sẵn sàng phối hợp, hiệp đồng với các đơn vị ứng phó, hỗ trợ, chi viện cho các địa phương khi có yêu cầu. Tổ chức thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội khu vực bị thiên tai. Đặc biệt chú trọng tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư, hộ gia đình từ thực tiễn và kinh nghiệm tự chủ động PCTT hiệu quả... 

Bám sát phương châm "Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương có hiệu quả” trong PCTT nói chung và phòng, chống bão lũ nói riêng, với sự vào cuộc đồng bộ từ tỉnh đến các địa phương và sự chủ động của mỗi người, tỉnh Yên Bái kỳ vọng hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần ổn định phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.

Ngọc Trúc

Tags Yên Bái tìm kiếm cứu nạn thiên tai giao thông thủy lợi "4 tại chỗ”

Các tin khác
Ngày Khí tượng Thế giới năm 2022 có chủ đề “Cảnh báo sớm để Hành động sớm.”

Ngày Khí tượng Thế giới năm 2022 với chủ đề cảnh báo sớm để hành động sớm đã khẳng định công tác dự báo, cảnh báo sớm khí tượng thủy văn là “chìa khóa” quan trọng để giảm thiên tai.

Ảnh minh họa

Từ đêm nay đến ngày 24/3, các khu vực trong tỉnh Yên Bái có mưa vừa, mưa to (có nơi mưa rất to) và dông rải rác. Mưa lớn tập trung từ đêm 22 đến ngày 23/3 với lượng mưa phổ biến từ 30 - 70mm/24h (có nơi trên 100mm/24h).

Không khí lạnh đang bao trùm miền Bắc, nhiều nơi mưa giông.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh nén rãnh áp thấp nên từ chiều tối nay (22/3), ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và giông, có nơi mưa rất to.

Người dân các địa phương cần chú ý theo dõi các bản tin thời tiết để chủ động ứng phó, bảo vệ người và tài sản khi mưa to gây ra. (Ảnh: Ngập lụt tại đường Kim Đồng, thành phố Yên Bái sáng sớm 22/11/2021).

Từ chiều tối ngày 22/3, ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to; có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ. Từ ngày 23/3, ở Bắc Bộ trời chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 16-19 độ, vùng núi có nơi 13-15 độ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục