Cô SV & hành trình tìm thuốc quí

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/6/2007 | 12:00:00 AM

Một mình cắt rừng, băng suối, leo núi rồi mắc võng dựng lều trong rừng sâu, ăn ở với đồng bào dân tộc thiểu số..., tất cả chỉ vì niềm đam mê đặc biệt với những cây dược liệu. Đó là nữ SV Trần Thị Hiền (ĐH Dược Hà Nội).

Trần Thị Hiền (trái) trong một lần đi tìm hiểu cây thuốc ở Lạng Sơn.
Trần Thị Hiền (trái) trong một lần đi tìm hiểu cây thuốc ở Lạng Sơn.

Năm học thứ 2 ở bậc ĐH, Hiền làm quen với môn đa dạng sinh học. Từ đó, những hình ảnh trong bài giảng như rừng nguyên sinh, những cây dược liệu quí... được Hiền dành sự quan tâm đặc biệt. Rồi vào các dịp như cuối tuần, nghỉ hè hoặc có thời gian rảnh là Hiền vác balô một mình đi tìm kiếm và nghiên cứu về các loài cây dược liệu ở những vùng rừng núi.

Băng rừng tìm thuốc quí

Khi nghe ở Phong Nha, Kẻ Bàng có cây thất diệp đởm mọc, Hiền đã lặn lội vào đây ở một tuần để quyết tâm tìm được loài cây này. Người ta ví cây này là sâm phương nam vì chữa được khá nhiều bệnh và có tác dụng bổ dưỡng như sâm, và điều đặc biệt là thường mọc ở Nam bán cầu.

Đây là khám phá bất ngờ vì từ trước đến giờ học trong sách vở cây này chỉ có ở vùng ôn đới núi cao, nhưng nó lại được Hiền tìm thấy ở vùng khí hậu nhiệt đới như Quảng Bình. “Đây là loại dược liệu rất quí mà nước ta phải nhập khẩu từ Trung Quốc tới 99%. Việc phát hiện thất diệp đởm ở Quảng Bình sẽ mở ra khả năng nhân giống và trồng trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu sử dụng cao ở trong nước. Vì ở đây có nhiều yếu tố về điều kiện sống mà loài cây này thích nghi như có nước và đá vôi”, Hiền cho biết.

Và gần đây, Hiền vừa hoàn tất chuyến đi đáng nhớ: 36 ngày xuyên Việt qua hơn 20 tỉnh, thành trong cả nước với quyết tâm có một cái nhìn tổng thể và khái quát hơn về sự phân bố của các loài cây dược liệu trên nước ta.

Ở mỗi chuyến đi, Hiền lại tự xác định cho mình một thể loại cây nhất định rồi tìm kiếm và nghiên cứu như: cây giảm đau, cây chữa đau dạ dày, cây có độc tính mạnh... Và đến nay, Hiền đã mang trên dưới 400 mẫu tiêu bản về phòng lưu trữ cũng như vườn cây thuốc của trường.

Kinh nghiệm bốn năm đi điền dã từ vùng Tây Bắc, miền Trung, Tây Nguyên... bây giờ Hiền có thể giao tiếp bằng tiếng Dao, tiếng Tày, Nùng, Sán Chay... nhờ ăn ở, ngủ cùng người dân.

Ước mơ thương hiệu “dược liệu dân tộc Việt Nam”

Qua những chuyến đi, Hiền đã phát hiện nhiều điều lý thú trong văn hóa sử dụng cây thuốc của người dân tộc thiểu số. Họ có những cách sử dụng độc đáo nhưng đơn giản và rất có lợi cho sức khỏe.

Nhưng có điều khiến Hiền trăn trở là bà con chỉ biết vào rừng khai thác thuốc, nhiều mấy rồi cũng cạn kiệt nếu không biết trồng nhân giống. Hiền và tiến sĩ Trần Văn Ơn (ĐH Dược HN) nhiều lần vào rừng tìm lấy những giống cây thuốc quí, đem về chỉ dẫn cho bà con cách ươm trồng, chăm sóc; vận động và hướng dẫn kỹ thuật để bà con phát triển cây dược liệu ngay trong vườn nhà.

Biết thông tin người Dao Đỏ (Sa Pa) có thuốc tắm bằng cây thuốc lá cho phụ nữ sau khi sinh có tác dụng hồi phục sức khỏe, chữa phù, đau thần kinh, cảm cúm…, Hiền đã lặn lội đến tận các bản của họ ăn ở hàng tháng trời để nghiên cứu sâu về loại dược liệu độc đáo này.

Từ bài thuốc này của người Dao, các khu du lịch, khách sạn đã tận dụng để đưa thành một dịch vụ kinh doanh. Hiền giúp đồng bào dân tộc xây dựng cho mình một thương hiệu thuốc tắm lá để nâng cao chất lượng sản xuất cũng như thu nhập. Hiền cùng với các SV và giảng viên của Trường ĐH Dược đã cô đọng thành công những vị thuốc lấy từ các lá cây trong bài thuốc tắm lá của người Dao thành dạng cao rất dễ sử dụng.

Hiền vừa nhận được học bổng toàn phần đi nước ngoài hai năm làm luận án thạc sĩ với đề tài “Đưa thành phần hóa học của cây thuốc thành dạng bào chế hiện đại”. Cô gái trẻ cho biết ra nước ngoài học tiếp là bước đệm để sau này về nước thực hiện ước mơ xây dựng thương hiệu cho dược liệu dân tộc Việt Nam.

(Theo TTO)

Các tin khác

YBĐT - Giáo dục giới tính, chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên là vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm vì đây là giai đoạn phát triển rất quan trọng của cuộc đời mỗi con người. Trong giai đoạn phát triển để trở thành người trưởng thành, vị thành niên, thanh niên phải đương đầu với nhiều nguy cơ và thách thức liên quan đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục.

Giáo viên Trường Quân sựï Ấp Bắc chuẩn bị mô hình học cụ phục vụ huấn luyện giảng dạy.

YBĐT - Kể từ khi có Chỉ thị 62-CT/TW của Ban chấp hành T.Ư Đảng, Nghị định 15/2001/NĐ-CP của Chính phủ về công tác giáo dục quốc phòng và các văn bản hướng dẫn của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Tỉnh Đoàn Yên Bái đã xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể và xác định công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động và tổ chức các hoạt động của tuổi trẻ trực tiếp tham gia, nhằm xây dựng địa phương, đơn vị vững mạnh.

(Ảnh: Thanh Ba)

Bạn nghĩ gì vào buổi sáng? Những ý nghĩ trong nửa giờ đầu vào buổi sáng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cả ngày. Có thể bạn không nhận ra điều này, nhưng đó hoàn toàn là sự thật.

Cuộc sống không mỉm cười với chúng ta hôm nay, bởi vì chúng ta đã không cám ơn cuộc sống hôm qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục